Đám Cưới: ‘Đầu Tư” 10 Nghìn Đô Có Đáng?! | Tạp chí 1LONG
Logo 1Long

Tạp chí

Hỏi đáp

Quản Lý Tài Chính

Đám Cưới: ‘Đầu Tư” 10 Nghìn Đô Có Đáng?!

Nếu bạn đang đau đầu lên kế hoạch đám cưới, đọc bài viết này để bỏ tủi ngay 5 mẹo tiết kiệm chi phí hiệu quả!

ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN

4 tháng 7, 2024

Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm

Mùa cưới rộn ràng đến, cũng là lúc nhiều cặp đôi hoang mang lo lắng tài chính để chuẩn bị cho ngày trọng đại này.  


Trong bài viết An Cư Lạc Nghiệp: Liệu Có Lỗi Thời?, chúng ta đã bàn đến xu hướng kết hôn trễ cả trong và ngoài nước. Nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho tình trạng này, như niềm tin vào hôn nhân, mức độ ưu tiên kết hôn xếp sau mua nhà, sự nghiệp,... 


Nhưng một trong những yếu tố quan trọng khiến người trẻ trì hoãn kết hôn là vấn đề tài chính. Khởi đầu cho nỗi lo này chính là chi phí đắt đỏ của đám cưới. 


Một đám cưới cần bao nhiêu tiền? Cách lên kế hoạch tài chính cho đám cưới tối ưu nhất? Làm thế nào để tiết kiệm chi phí? 





Đám cưới cần bao nhiêu tiền?  

Khoảng ước tính chi phí của một đám cưới có thể từ vài chục triệu đồng lên đến vài tỷ đồng. Vì nó tùy thuộc rất nhiều vào túi tiền, độ chịu chi, và phong cách đám cưới mong muốn của từng cặp đôi. 


Chi phí của đám cưới thường bao gồm các hạng mục cơ bản sau:


+ Wedding planner (người lên kế hoạch đám cưới, ý tưởng, tư vấn ngân sách,...)

+ Chụp ảnh cưới: Pre-wedding, Ảnh trong đám cưới, Phóng sự cưới,...

+ Bàn thờ gia tiên

+ Tráp ăn hỏi

+ Trang phục cưới

+ Thực đơn tiệc cưới

+ Thiệp cưới

+ Nhẫn cưới

+ MC đám cưới

+ Ban nhạc cho tiệc cưới

+ Trăng mật

+...


Sau khi tham khảo các dịch vụ cưới ở TP. HCM, thì con số trung bình có thể dao động từ 120 triệu đến 300 triệu đồng cho một đám cưới tầm trung.


Thu nhập của bạn và người bạn đời có đang ở mức nào chăng nữa, thì đây không phải là một số tiền nhỏ. Chưa kể các trường hợp các cặp đôi phải tổ chức đám cưới ở nhiều địa điểm, do quê quán khác nhau và nhiều mối quan hệ. Tổng chi phí có thể xấp xỉ 500 triệu, hoặc đến hàng tỷ đồng. 


Cũng số tiền đó, bạn có thể lên kế hoạch mua nhà, mua xe, hoặc học thêm các văn bằng để thăng tiến trong sự nghiệp. Bạn biết không? Chi phí một đám cưới có thể đủ cho chi phí đại học trong 4 - 5 năm của một bạn trẻ. 


Vì thế, thế hệ Millennials và GenZ bắt đầu đặt ra câu hỏi: Liệu đám cưới có đáng không?  





Có nên chi vài trăm triệu đồng cho đám cưới không? 

 Chi phí đám cưới có thể là một trở ngại tài chính của nhiều cặp đôi. - Nguồn hình: BuzzFeed


Đài CNBC khảo sát quan điểm các cô dâu Millennial về việc tổ chức đám cưới. Phóng sự này, bên cạnh những phân tích tài chính, còn cho thấy những nguyên nhân cho áp lực phải tổ chức đám cưới thật hoành tráng. 






  • Kỳ vọng của gia đình 
  • Truyền thống, lễ nghi 
  • Nhiều mối quan hệ 
  • Như cuộc đầu tư (?!)
  • Muốn một đám cưới “để đời” 


Có lẽ vì mải chạy theo guồng quay để chiều lòng gia đình và tạo ra trải nghiệm ấn tượng cho khách mời với những sự xa hoa, độc đáo, các cặp đôi vô tình tạo ra một áp lực đáng sợ hơn - Chật vật tài chính, thậm chí khoản nợ lớn


Chuyện tiền nong chiếm 24% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. - Nguồn: Forbes Advisor


Nếu may mắn được gia đình hai bên hỗ trợ chi phí, hoặc có số vốn nhất định từ tiền mừng cưới, hoặc bạn không cần lo nghĩ đến nguy cơ nợ sau đám cưới. 


Nhưng nếu bạn không thuộc trường hợp nào kể trên, áp lực tiền bạc đủ sức đánh gục cuộc hôn nhân và đám cưới “cổ tích” bạn đã bõ công sức vào dựng xây. 


Tùy thuộc vào quan điểm riêng của từng cá nhân, nhưng đám cưới vẫn là một sự kiện có ý nghĩa lớn với mỗi người. 


Cho nên, cái “không đáng” ở đây là việc tổ chức một đám cưới rình rang chỉ để làm hài lòng người khác, và có nguy cơ chịu một khoản nợ lớn sau đó. Vậy bạn nên làm gì? 





5 mẹo giúp bạn tiết kiệm chi phí đám cưới

Không hề có con số chuẩn mực cho chi phí tổ chức một đám cưới! Vì thế, nguyên tắc quan trọng là cân bằng mong muốn trong khả năng của bạn. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn kiểm soát chi phí và có thể cắt giảm số tiền cho đám cưới.





1. Đặt ra mức ngân sách thực tế  

 Đặt ra mức ngân sách cân bằng giữa kỳ vọng và khả năng chi trả của bạn - Nguồn hình: Vox


Đặt ra mức ngân sách dự trù cho đám cưới được hiểu đơn giản là đưa ra con số bạn có thể chi trả cho đám cưới, dựa trên thu nhập khoản tích lũy trước đó (nếu có). 


Tìm ra con số này không khó. Cái khó là làm sao giữ chi phí trong ngân sách


Bạn sẽ nghe nhiều cặp đôi nói rằng: “Mới đầu nghĩ là chỉ làm đám cưới tầm 100 triệu đồng thôi. Cứ làm, cái này cái kia phát sinh thêm cả 100 triệu nữa!”


Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này! 


Có thể kể đến là bẫy tâm lý muốn tiết kiệm, dẫn đến việc đưa ra mức ngân sách thiếu thực tế. Điều này có thể là do bạn thiếu thông tin các dịch vụ cưới, hoặc chưa liệt kê đầy đủ các hạng mục chi phí cần thiết. 


Ngoài ra, tâm lý muốn tối đa hóa tiết kiệm dễ khiến bạn đưa ra con số ngân sách cho một phong cách cưới mà không phải “gu” của mình. 


Ví dụ: Xu hướng đám cưới 3 Không - Không chụp ảnh cưới, Không sính lễ, Không xe rước dâu, đang được nhiều người thảo luận. Vì chi phí được tiết giảm đáng kể, gỡ bỏ áp lực tài chính cho các cặp đôi. 


Nhìn con số ước tính cho đám cưới theo phong cách này, bạn lấy đó làm mục tiêu ngân sách. 


Nhưng liệu phong cách đó thật sự phù hợp với truyền thống gia đình bạn, số lượng khách bạn muốn mời, và liệu bạn có thể từ bỏ các khâu như chụp ảnh cưới?


Sau đó, bạn lại phải chi thêm chi phí vượt ngoài ngân sách đã định ban đầu. 


Để ngân sách mục tiêu không chỉ là giả định vô thưởng vô phạt, bạn cần đưa ra con số thực tế sát với Phong cách mong muốn, Quy mô đám cưới, và Khả năng chi trả. 





2. Phân loại các hạng mục chi phí 

Tiếp theo là lập bảng dự trù chi phí. Nhưng nếu chỉ là dạng liệt kê hạng mục + chi phí, thì vẫn chưa đủ. Hãy thêm 2 cột sau: 





  • Có thể lược bỏ? 
  • Cách thay thế 


Cách này giúp bạn cân nhắc tính cần thiết của các hạng mục, và quyết định lược bỏ hay tìm giải pháp thay thế khả thi, để tiết kiệm chi phí.  


Ví dụ: 

Một số cặp đôi lược bỏ phần chụp ảnh pre-wedding và phóng sự cưới, mà sử dụng các hình ảnh trong lúc cả hai tìm hiểu, hẹn hò. Một hạng mục chi phí nữa bạn có thể cân nhắc thay thế là MC đám cưới, thiệp mời, hoa cưới, phí làm tóc và trang điểm,...  


Ví dụ: Bạn có thể nhờ một người bạn hoạt ngôn và tự tin trước đám đông làm MC. Việc không thuê MC sự kiện, ngoài tiết kiệm chi phí, thì có bạn làm MC đám cưới của mình sẽ tạo ra không khí gắn kết và thân tình, gợi lên cảm giác ấm cúng cho đám cưới của bạn. 


Hãy tận dụng tài năng của những người xung quanh. Họ sẽ rất vui được hỗ trợ trong sự kiện trọng đại cuộc đời bạn đấy. 


Tùy thuộc vào lựa chọn và sự thống nhất giữa cặp đôi và hai bên gia đình, các hạng mục được lược bỏ và cách thay thế có thể sẽ khác nhau. 





3. Ưu tiên tối giản các khoản “phải chi”

Sau khi lược bỏ hoặc tìm các giải pháp thay thế, các hạng mục còn lại sẽ thuộc dạng “phải chi”. Bước tiếp theo là tối giản hóa các hạng mục đó thế nào, để tiết kiệm tối ưu nhất. 


Một số hạng mục cưới gợi ý bạn có thể cân nhắc tối giản: 





  • Tiệc ăn hỏi có thể kết hợp với đám cưới, thay vì tách riêng. 
  • Tráp sính lễ: món lễ vật, số lượng,... 
  • Bàn thờ gia tiên
  • Gói thiết kế, chất liệu in thiệp cưới đơn giản.
  • Trang trí đám cưới. 
  • Số lượng, kiểu dáng váy cưới. 


Nhiều người nghĩ tối giảntối thiểu số lượng. Nhận định này không hoàn toàn sai. 


Tuy nhiên, cốt lõi của tối giản không phải là giảm số lượng, mà là giản lược các yếu tố không cần thiết, để tập trung nguồn lực vào những phần thật sự quan trọng. 


Như vậy, nếu bạn có thể tối giản hóa các khoản “phải chi”, mà vẫn tạo ra được một đám cưới chỉn chu và gần với kỳ vọng của bạn, thì tại sao lại không?   





4. Tìm vùng “thỏa hiệp” 


Việc tối giản hóa hoặc lược bỏ một vài hạng mục trong chi phí đám cưới có thể sẽ làm gia đình bạn không hài lòng.  


Ví dụ: 


Đám cưới mà bạn muốn là một bữa tiệc khoảng 20 người thân thiết. Nhưng ba mẹ lại muốn mời đến 200, thâm chí 300 khách, trong đó có dòng họ, bạn bè, mối quan hệ làm ăn,... 


Ngoài ra, độ hoành tráng của mâm cỗ ở bàn thờ gia tiên, hoặc tráp sính lễ cũng là một đề tài dễ gây tranh luận trong gia đình, khi chuẩn bị đám cưới. 


Nếu túi tiền rủng rỉnh, thì mọi việc đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp thì các cặp đôi phải đau đầu cân đối mọi thứ với ngân sách hạn chế. 


Chính lúc này, bạn thảo luận thẳng thắn và chân thành với gia đình để tìm vùng “thỏa hiệp”.


Không dễ, nhưng nếu có thể, bạn nên thử ngồi xuống và nói lên mong muốn với ba mẹ, ông bà cũng như lắng nghe những chia sẻ của họ. Từ đó, bạn và gia đình cùng nhau đưa ra các lựa chọn tối ưu nhất. 





5. Nhìn xa trông rộng 


Đám cưới là sự kiện 1 - 2 ngày, nhưng chuẩn bị tài chính nên bắt đầu trước đó một khoảng thời gian tương đối. 

Tài chính chiếm 28% trong các mâu thuẫn thường gặp trong hôn nhân. - Nguồn: Forbes Advisor 


Mâu thuẫn về tiền bạc thường diễn ra cả trước, trong, và sau đám cưới. Vì thế, thay vì “all-in” (dùng toàn bộ) vào đám cưới, cắt giảm chi phí không cần thiết và lên kế hoạch tài chính thật kỹ là rất quan trọng.  


Khi không thể “đánh nhanh rút gọn” vì nguồn thu nhập hạn chế, bạn có thể bù vào bằng thời gian và công sức tích lũy. Bạn có thể chia nhỏ số chi phí mục tiêu cho đám cưới, thành mục tiêu theo từng tháng hoặc theo từng chặng, để bắt đầu kế hoạch tích lũy. 


Việc lên kế hoạch tài chính từ sớm sẽ giúp bạn tránh rủi ro nợ và tình trạng cập rập trước ngày cưới. Một kế hoạch tích lũy hiệu quả có thể giúp bạn đạt mức ngân sách tương ứng với kỳ vọng đám cưới trong mơ của bạn.  


Với mục tiêu tài chính lớn và mang tính dài hạn như đám cưới, bạn có thể gửi tích lũy vào gói 1Income với lợi nhuận đến 9,9%/năm.


📲Trải nghiệm 1Income tại đây





Ví dụ lập kế hoạch tích lũy cho quỹ đám cưới

Bạn và bạn đời muốn tự chi trả chi phí đám cưới, không nhờ đến hỗ trợ tài chính từ gia đình. Trong trường hợp này, cách tối ưu nhất là lên kế hoạch tích lũy để hai bạn có sự chuẩn bị tốt nhất. 





  • Thu nhập: ~20 Triệu VNĐ/tháng/người.
  • Ngân sách đám cưới: 200 Triệu VNĐ 
  • Khoản tích lũy (cả hai) hiện có: 50 Triệu VNĐ 
  • Mức tích lũy mục tiêu: 150 Triệu VNĐ
  • Thời gian tích lũy: 1 năm 


Từ các thông tin này, bạn sẽ ước tính được mức tích lũy bình quân cần thiết ở khoảng 12 triệu đồng/tháng. Giả sử cả hai đang thực hiện quản lý chi tiêu theo nguyên tắc 50-30-20


*Thu nhập cặp đôi = Thu nhập mỗi người x 2 

 

Với mức tích lũy hiện tại này, bạn sẽ không thể đạt mục tiêu trong 1 năm như đã định. Vì vậy, bạn có thể linh hoạt điều chỉnh tỷ lệ quản lý tài chính trên sang 50-20-30

Sau 1 năm, bạn sẽ tích lũy được số tiền 158 triệu đồng, với gói 1Income


Khi xác định rõ ràng mục tiêu, việc linh hoạt tùy chỉnh cách quản lý tài chính và lựa chọn gói tích lũy tối ưu lợi nhuận sẽ giúp đảm bảo việc hoàn thành quỹ đám cưới đã đề ra. 





Rốt cuộc thì đám cưới là để…? 


“Sao phải dè sẻn, chi li như thế? Đám cưới, đời có một lần thôi mà!”, có lẽ sẽ là một bình luận nào đó của một số người. 


Nếu để tâm lý này ảnh hưởng, bạn sẽ dễ đưa ra mức ngân sách vượt mức chi trả và tạo ra áp lực tài chính khổng lồ. Lúc đó đám cưới có thể trở thành một cuộc đầu tư nặng tính lãi lỗ, vì phụ thuộc vào tiền mừng cưới. 


Khi phải cố làm hài lòng mọi người, bạn và người bạn đời của mình có thể sẽ kiệt quệ, cả tài chính và cảm xúc. 


Vì thế, câu hỏi “Rốt cuộc thì đám cưới để làm gì?” nghe có vẻ rất vô lý, nhưng lại giữ vai trò quyết định.


Đừng quên, mục đích và ý nghĩa của ngày cưới là để những người thương yêu cùng chung vui cho sự kiện trọng đại này của bạn. Hãy tổ chức một lễ cưới theo ngân sách của bạn, cùng với một kế hoạch tích lũy rõ ràng.


Hẹn bạn ở những bài viết sau về các phân tích và gợi ý tài chính trong quản lý chi tiêu và tích lũy hiệu quả cho tài chính cá nhân và gia đình nhé! 


— 


1Long tạo ra các gói tích lũy tiện ích, phù hợp với đa dạng các nhu cầu và mục tiêu tài chính của bạn, với mức lợi nhuận tối ưu đến 9,9%/năm và cơ chế nạp rút linh hoạt.

Chia sẻ bài viết này trên:

Quản Lý Tài Chính

Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 là không khi nào quên Quy tắc số 1.

- Robert Louis Stevenson -

Đăng kí nhận các bài viết mới nhất từ 1Long

Đăng ký nhận bản tin không nhàm chán hàng tuần của chúng tôi về tiền tệ, thị trường, v.v

Bằng cách cung cấp email của mình, bạn đồng ý nhận thông tin liên lạc từ 1Long.