Tài Chính Ngân Hàng
5 bước đơn giản để bắt đầu tích lũy tiền hiệu quả
Chia sẻ 5 bước đơn giản giúp bạn bắt đầu tích lũy tiền, xây dựng mục tiêu và đảm bảo ổn định cho tương lai tài chính
ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN
10 tháng 7, 2024
Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm
Bước 1: Xác định rõ mục tiêu tài chính
Bạn muốn tích lũy bao nhiêu tiền, trong khoảng thời gian nào, dùng cho mục đích gì? Việc xác định rõ ràng mục tiêu tích lũy tiền là điều cực kỳ quan trọng để bạn duy trì động lực, và giữ vững sự tập trung trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu. Bạn có thể chia nhỏ mục tiêu của mình theo tuần, hoặc tháng để tránh bị ngợp và tạo nhiều động lực thực hiện hơn.
Ví dụ: Bạn đang muốn xây dựng quỹ khẩn cấp 6 tháng với tổng số tiền là 60 triệu, và bạn muốn hoàn thành mục tiêu này trong 1 năm. Điều đó có nghĩa là mục tiêu tiết kiệm hàng tháng của bạn là 5 triệu, và bạn sẽ phải tiết kiệm liên tục trong 12 tháng.
*Xác định rõ mục tiêu tích lũy tiền sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được hơn*
Bước 2: Lập ngân sách thực tế cho việc tích lũy tiền
Nếu ở bước đầu tiên bạn đã xác định được mục tiêu của mình, thì ở bước 2, bạn cần nhìn vào chi tiêu thực tế để xem khoảng cách với mục tiêu là bao xa. Từ đó, lên kế hoạch chi tiêu hợp lý ở các bước sau.
Bạn có thể nhìn lại chi tiêu trong 2-4 tháng để xác định mình đã chi tiêu gì cho từng hạng mục. Từ đó, bạn sẽ nhìn ra được tiền của mình đang rò rỉ ở đâu, và vì lý do hoặc thói quen chi tiêu gì. Những phân tích này có thể giúp bạn hiểu hơn về mức chi tiêu tối thiểu bạn cần để sống, thói quen tiêu dùng tốt và xấu của mình.
Dưới đây là các mẹo để bạn có thể lập một ngân sách thực tế mà bản thân có thể thực hiện trong dài hạn:
- Sử dụng sao kê tài khoản ngân hàng hoặc các app quản lý tài chính để phân tích dòng tiền, nhìn ra được thói quen chi tiêu
- Sử dụng các phương pháp quản lý tài chính như 50/30/20 để xác định ngân sách và đánh giá xem mình có chi tiêu hợp lý không
- Phân biệt rõ ràng các khoản chi tiêu vì nhu cầu và mong muốn để ưu tiên các khoản chi tiêu cho nhu cầu thiết yếu, và cân nhắc cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết.
Bước 3: Điều chỉnh các thói quen chi tiêu
Tích lũy tiền thường bắt đầu từ việc điều chỉnh các hành vi, và thói quen liên quan tới tiền bạc. Sau khi đã hoàn thành việc phân tích dòng tiền, và thói quen chi tiêu ở bước trước, bạn đã có thể nhìn ra những khoản chi tiêu và thói quen nào cần được loại bỏ hoặc thay thế.
Việc chúng ta cần làm bây giờ là suy nghĩ xem mình nên điều chỉnh chi tiêu như thế nào. Ví dụ, thay vì mua đồ ăn trưa bên ngoài, bạn có thể chuẩn bị đồ ăn trưa ở nhà để mang đi làm; hay thay vì tụ tập ra ngoài ăn uống, bạn có thể mời bạn bè đến nhà để nấu ăn và dành thời gian cùng nhau.
Bạn có thể tham khảo các tips sau để có thể điều chỉnh thói quen chi tiêu một cách dễ dàng:
- Bắt đầu với những mục tiêu tích lũy nhỏ và tăng dần: Tiết kiệm là một hành trình dài, và điều quan trọng nhất là bạn có thể tạo ra lối sống và thói quen tiết kiệm bền vững. Nếu mới bắt đầu tích lũy tiền mà đã đặt mục tiêu quá cao khiến bạn phải thay đổi quá nhiều thì bạn sẽ dễ bị sốc, nản lòng và bỏ cuộc. Hãy bắt đầu với mục tiêu nhỏ nhưng thực hiện đều đặn.
- Đừng coi thường những đồng tiền lẻ: Nhiều người nghĩ tiết kiệm 1.000đ, 2.000đ lẻ thì sẽ chẳng thấm vào đâu. Nhưng nếu mỗi lần mua hàng, bạn để 2.000đ tiền thối vào tiết kiệm, sau 100 lần, bạn đã có thể tích lũy được 200.000đ rồi!
*Nên bắt đầu với những mục tiêu nhỏ và duy trì việc tích lũy đều đặn*
Bước 4: Theo dõi chi tiêu mỗi ngày và linh hoạt điều chỉnh
Theo dõi chi tiêu mỗi ngày giúp bạn tập trung hơn vào mục tiêu, kiểm soát được dòng tiền và nhận thức được hạn mức chi tiêu của mình. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện và cân nhắc lại chi tiêu cho hợp lý.
Dưới đây là một số tips để bạn theo dõi chi tiêu dễ dàng hơn:
- Có nhiều hơn 1 tài khoản để sử dụng cho những mục đích khác nhau: Thay vì sử dụng duy nhất 1 tài khoản ngân hàng cho tất cả các mục đích như nhận lương, thanh toán các hóa đơn bắt buộc, tích lũy tiền và chi tiêu hàng ngày, bạn có thể sử dụng các tài khoản riêng cho mỗi mục tiêu. Điều này giúp bạn nhìn rõ phần ngân sách còn lại của mỗi mục, từ đó kiểm soát và cân đối chi tiêu dễ dàng hơn.
- Tích lũy trước, chi tiêu sau: Thay vì suy nghĩ rằng mình sẽ tích lũy số tiền mình còn dư, bạn hãy bắt đầu với việc trích một phần ngân sách ra để tích lũy trước, sau đó sử dụng phần còn lại cho chi tiêu hàng ngày.
- Xác định nơi tốt nhất để cất giữ các khoản tích lũy: Đừng chỉ để tiền tiết kiệm trong một tài khoản ngân hàng vì tiền sẽ mất giá theo thời gian. Thay vào đó, hãy cân nhắc gửi tiết kiệm để sinh lãi suất. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm tích lũy không thời hạn với lợi nhuận cao để vừa có thể rút tiền bất cứ lúc nào, vừa có thể để tiền sinh lãi thụ động. Bạn có thể tham khảo sản phẩm tích lũy 1Safe để tích lũy tiền không kỳ hạn với lợi nhuận đến 6%/năm.
Bước 5: Tạo một môi trường giúp bạn dễ dàng tích lũy tiền hơn
Môi trường có tác động rất lớn tới hành vi của chúng ta. Việc kiên trì với mục tiêu tích lũy sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều, nếu bạn có thể tạo ra một môi trường với nhiều nguồn động lực xung quanh. Bạn có thể tìm một người hoặc một nhóm bạn có chung mục tiêu để làm bạn đồng hành. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm quản lý tài chính, đọc các blog về phát triển bản thân, xây dựng tài chính vững chắc hoặc nghe podcast về các chủ đề này để tạo động lực giúp mình tập trung.
Tham khảo các bài viết về quản lý tài chính trên Tạp chí 1Long và fanpage 1Long, hay tham gia cộng đồng người dùng 1Long để được tiếp cận với những kiến thức về quản lý tài chính, và gia tăng tài sản lâu dài.
Tải 1Long trên App Store hoặc Google Play để tích lũy tiền không kỳ hạn với lợi nhuận đến 6%/năm!
Chia sẻ bài viết này trên: