Quy tắc 50/30/20 - Bí kíp quản lý tài chính hiệu quả | Tạp chí 1LONG
Logo 1Long

Tạp chí

Hỏi đáp

Quản Lý Tài Chính

Quy tắc 50/30/20 - Bí kíp quản lý tài chính hiệu quả

Quản lý tài chính là yếu tố tiên quyết giúp bạn duy trì một “sức khỏe tài chính” ổn định.

ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN

22 tháng 7, 2024

Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm

Một phương pháp nổi tiếng được rất nhiều người sử dụng khi mới bắt đầu làm quen với quản lý tài chính cá nhân là quy tắc 50/30/20. Bạn có thể áp dụng bí quyết này để phân bổ ngân sách, tiết kiệm và đầu tư bất kể bạn có thu nhập bao nhiêu.

Áp dụng quy tắc 50/30/20 để quản lý và xây dựng nền tảng tài chính ổn định




1. Quy tắc 50/30/20 là gì?

Quy tắc 50/30/20 là phương pháp quản lý tài chính cá nhân giúp bạn phân chia thu nhập hàng tháng thành ba phần chính:



  • 50% dành cho nhu cầu thiết yếu (Needs)
  • 30% cho nhu cầu thỏa mãn sở thích cá nhân (Wants)
  • 20% để tiết kiệm hoặc đầu tư vào mục tiêu tài chính dài hạn (Savings).

Với quy tắc này, chúng ta sẽ tính toán ngân sách dựa trên thu nhập thực nhận sau khi khấu trừ thuế.

Phân bổ ngân sách theo quy tắc 50/30/20: 50% cho nhu cầu thiết yếu, 30% cho nhu cầu cá nhân, và 20% để tiết kiệm



50% cho nhu cầu thiết yếu

Đây là khoản dành cho các nhu cầu bắt buộc phải chi trả như: thuê nhà, ăn uống, đi lại, các tiện ích như điện, nước, internet,… Những khoản này chỉ là ví dụ chung, vì nhu cầu thiết yếu của mỗi người sẽ còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và độ tuổi.

Bạn nên rà soát lại chi tiêu hàng tháng để biết được mình đã chi bao nhiêu cho những nhu cầu thiết yếu. Nếu con số này vượt quá 50% tổng thu nhập sau thuế, bạn cần xem xét lại và cân nhắc giảm chi phí sao cho phù hợp hơn.



30% cho nhu cầu thỏa mãn sở thích cá nhân

Đây là phần chi tiêu cho các hoạt động giải trí, du lịch, và các mục tiêu không thiết yếu nhưng tạo niềm vui và sự thoải mái trong cuộc sống như:



  • Ăn uống, cà phê bên ngoài
  • Mua mỹ phẩm, quần áo
  • Chi tiêu cho sở thích
  • Du lịch

20% để tiết kiệm và đầu tư

Bạn có thể sử dụng phần này để tạo quỹ tiết kiệm, hoặc đầu tư vào các kế hoạch tài chính dài hạn như hưu trí, mua nhà, hoặc trả nợ. Đây là phần hết sức cần thiết trong việc quản lý tài chính để đảm bảo tương lai cho bạn và gia đình.

Nếu đang có nợ, hãy dành phần tiền này để xử lý chỗ nợ của bạn trước. Với phần còn lại, bạn nên dùng để xây dựng các quỹ dự phòng cho 3-6 tháng, tạo tài khoản tiết kiệm hay đầu tư dài hạn.

Để tận dụng khoản 20% này một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng gói tích lũy 1Safe để hưởng lợi nhuận không kỳ hạn lên tới 5.5%/năm. Sản phẩm này sẽ rất phù hợp để bạn xây dựng quỹ dự phòng, vì bạn có thể rút tiền bất kỳ khi nào mà vẫn được hưởng trọn lợi nhuận. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng 1Safe cho mục tiêu tích lũy trong trung và dài hạn.




2. Áp dụng Quy tắc 50/30/20 vào quản lý tài chính cá nhân

Bạn có thể bắt đầu áp dụng quy tắc này vào việc quản lý tài chính cá nhân chỉ với 3 bước đơn giản sau đây:



  • Bước 1: Xác định thu nhập sau thuế của bạn hàng tháng. Nếu có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, bạn hãy lấy tổng của các nguồn thu nhập này.
  • Bước 2: Phân bổ thu nhập thành 3 phần theo như quy tắc:
  • 50% cho nhu cầu thiết yếu
  • 30% cho nhu cầu, sở thích cá nhân
  • 20% cho tiết kiệm và đầu tư
  • Bước 3: Đối chiếu với chi tiêu thực tế để điều chỉnh và cắt giảm các khoản sao cho hợp lý.

Ví dụ: Thu nhập hàng tháng sau thuế của bạn là 20 triệu. Dựa theo Quy tắc 50/30/20, ngân sách của bạn sẽ là:



  • Nhu cầu thiết yếu: 20 * 50% = 10 triệu
  • Nhu cầu, sở thích cá nhân: 20 * 30% = 6 triệu
  • Tiết kiệm và đầu tư: 20 * 20% = 4 triệu

Sau khi đối chiếu với thực tế, nếu bạn đang dành hơn 6 triệu/tháng cho các sở thích cá nhân, bạn nên nhìn vào các khoản chi tiêu trong mục này và cân nhắc cắt giảm, hoặc tìm cách gia tăng thu nhập.




3. Các yếu tố khác cần chú ý để áp dụng thành công Quy tắc 50/30/20

Theo dõi thu chi thường xuyên

Bản chất của quy tắc quản lý tài chính này là kiểm soát dòng tiền, và đảm bảo chúng được dùng cho những mục đích hợp lý. Vì vậy, bạn cần tìm một phương pháp theo dõi thu chi hàng ngày hoặc hàng tuần. Sau đó, phân tích thói quen chi tiêu để tìm ra những điểm cần khắc phục. Có nhiều cách để thực hiện như: liệt kê các khoản chi tiêu vào file Excel, hay sử dụng các ứng dụng thông minh.

Theo dõi chi tiêu qua file Excel hoặc ứng dụng quản lý tài chính để điều chỉnh và cân bằng ngân sách



Xác định các chi phí phát sinh có thể tính toán trước

Trong cuộc sống, sẽ luôn có những khoản phát sinh hoặc chi tiêu lần đầu như: phí chuyển nhà, tiền cọc nhà, sửa xe, đám cưới bạn bè,… Việc dự liệu trước và dàn đều những khoản này trong ngân sách hàng tháng sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc xử lý, mà không làm hỏng kế hoạch quản lý tài chính của mình.



Ưu tiên gia tăng tỉ trọng tiết kiệm và đầu tư nếu có dư

Trong trường hợp bạn còn dư tiền trong ngân sách cho nhu cầu thiết yếu và sở thích cá nhân, đừng vội tiêu mà hãy ưu tiên cho việc đầu tư và tiết kiệm để tích lũy tài sản cho tương lai.




4. Ưu và nhược điểm của Quy tắc quản lý tài chính 50/30/20

Ưu điểm:

  • Dễ áp dụng, giúp tạo sự cân bằng giữa việc chi tiêu và dành dụm, đồng thời tạo động lực cho việc tích lũy và đầu tư dài hạn.

Nhược điểm:

  • Không phản ánh được mọi tình huống cá nhân, có thể không phù hợp với các nguyên tắc quản lý tài chính linh hoạt hơn.
  • Không đi vào chi tiết cho các chi phí cụ thể.
  • Bạn cần theo dõi các chi phí mỗi ngày.




5. Các câu hỏi thường gặp khi áp dụng Quy tắc 50/30/20

Nếu tôi không thể tuân theo tỷ lệ cố định, liệu tôi có thể áp dụng quy tắc này không?

Tất nhiên, quy tắc 50/30/20 chỉ là một hướng dẫn cơ bản. Trong thực tế, không phải mọi người đều có thể tuân theo tỷ lệ cố định này. Điều quan trọng là bạn có thể thích nghi và điều chỉnh ngân sách tùy theo tình hình cá nhân. Nếu không thể tuân theo tỷ lệ chính xác, hãy tìm cách tối ưu hóa ngân sách, hoặc gia tăng thu nhập để cân bằng giữa nhu cầu và mục tiêu của bạn.



Có nên thay đổi tỷ lệ phân chia dựa trên các tình huống cá nhân không?

Quy tắc quản lý tài chính này có thể linh hoạt và được điều chỉnh dựa trên tình huống cụ thể. Ví dụ, nếu bạn đang trả nợ hoặc có mục tiêu đầu tư, bạn có thể muốn tăng phần dành cho tiết kiệm lên hơn 20%. Hoặc nếu có các chi tiêu đột xuất, bạn có thể phải điều chỉnh tỷ lệ để đảm bảo cân bằng ngân sách.



Làm thế nào để điều chỉnh ngân sách nếu có thay đổi thu nhập hoặc chi phí không đều đặn?

Ở tình huống này, bạn có thể xem xét xem liệu có thể cắt giảm một số chi phí không cần thiết trong nhóm "Wants" hay không, hoặc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư vào những tháng có thu nhập đều đặn để đề phòng trường hợp thu nhập biến đổi quá lớn, ảnh hưởng tới mức sống và mục tiêu tài chính lâu dài của bạn.

Chia sẻ bài viết này trên:

Quản Lý Tài Chính

Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 là không khi nào quên Quy tắc số 1.

- Robert Louis Stevenson -

Đăng kí nhận các bài viết mới nhất từ 1Long

Đăng ký nhận bản tin không nhàm chán hàng tuần của chúng tôi về tiền tệ, thị trường, v.v

Bằng cách cung cấp email của mình, bạn đồng ý nhận thông tin liên lạc từ 1Long.