Đâu Là Xu Hướng Tiêu Dùng và Tiết Kiệm Cá Nhân Năm 2024? | Tạp chí 1LONG
Logo 1Long

Tạp chí

Hỏi đáp

Quản Lý Tài Chính

Đâu Là Xu Hướng Tiêu Dùng và Tiết Kiệm Cá Nhân Năm 2024?

Khám phá những xu hướng tài chính nổi bật trong năm 2024 và cách chúng ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính cá nhân. Tìm hiểu ngay!

ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN

10 tháng 7, 2024

Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm

Trong bối cảnh kinh tế không ngừng biến đổi, việc hiểu rõ các xu hướng chi tiêu và tiết kiệm cá nhân trở nên ngày càng quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích những dự đoán về các xu hướng tài chính cá nhân đang phát triển mạnh mẽ trong năm 2024, dựa trên các nghiên cứu và khảo sát uy tín. Cùng tìm hiểu những xu hướng này ảnh hưởng đến tài chính cá nhân ra sao, cũng như tham khảo các gợi ý hữu ích giúp bạn sớm đạt được sự tự do tài chính.



1. Soft-Saving 


Theo một nghiên cứu về Chỉ số Thịnh vượng của công ty tài chính Intuit  (chèn link)được trích dẫn trên CNBC mới đây, nghỉ hưu sớm không còn là xu hướng đối với Gen Z Mỹ, thay vào đó, "tiết kiệm linh hoạt" đang trở thành xu hướng mới. Các thanh niên Mỹ đang khá thoải mái trong việc quản lý các khoản tài chính lâu dài của họ. Cụ thể hơn về báo cáo của Intuit, thanh niên Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi quan tâm đến những trải nghiệm thú vị thú vị, giúp thúc đẩy sự phát triển cá nhân và sức khỏe tinh thần hơn. 


Hình thức “tiết kiệm linh hoạt” đó được định nghĩa là Soft-Saving- đây là một cách tiết kiệm linh hoạt và không cứng nhắc, khi người tiêu dùng ưu tiên chi tiêu vào những hoạt động mang lại niềm vui hơn là chỉ tập trung chi tiêu theo chế độ tiết kiệm hà khắc. 


Ảnh hưởng của Soft-Saving đến sức khỏe tài chính cá nhân đa phần là tích cực, khi có thể tạo ra được một hình thức tiết kiệm linh hoạt- vốn là thứ không chỉ người trẻ mà bất cứ người dùng nào cũng muốn hướng tới. Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch cụ thể và kiểm soát trong quản lý tiết kiệm, Soft-Saving cũng có thể dẫn đến việc tiêu xài không cần thiết và gây ra rủi ro tài chính không đáng có. 



2. Buy Now Pay Later (BNPL) 


Theo một báo cáo mới đây, quy mô thị trường Buy Now Pay Later (BNPL) (Mua Trước Trả Sau) toàn cầu dự kiến ​​sẽ đạt 532,9 tỷ USD vào năm 2024. Đồng nghĩa, từ năm 2021 đến năm 2024, mức tăng trưởng hàng năm trung bình (CAGR) là 56%.


Đúng như tên gọi, Buy Now Pay Later là một dịch vụ tài chính mà người tiêu dùng có thể mua hàng trước và trả tiền sau đó theo các khoản trả góp linh hoạt. Dịch vụ này thường được cung cấp thông qua các ứng dụng di động hoặc trực tuyến, và đang trở thành một xu hướng ngày càng phổ biến trong việc mua sắm.


Ảnh hưởng của BNPL đến sức khỏe tài chính cá nhân có thể tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào cách sử dụng của mỗi người. Mặt tích cực là BNPL có thể cung cấp sự linh hoạt cho người tiêu dùng trong việc quản lý tài chính hàng ngày, cho phép họ mua sắm các sản phẩm cần thiết mà không cần phải trả hết số tiền ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt và lạm dụng dịch vụ BNPL, có thể dẫn đến việc tích lũy nợ và phải trả lãi suất cao, gây ra áp lực tài chính và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tài chính cá nhân.




3. FIRE


FIRE, hay Financial Independence Retire Early, là một phong trào tài chính cá nhân nhằm đạt đến sự độc lập tài chính và nghỉ hưu sớm. Đây là một phong trào bắt đầu từ năm 1992 khi tác giả Vicki Robin và Joe Dominguez đã sử dụng thuật ngữ này trong cuốn sách của họ “Your Money or Your Life”. Cuốn sách này đã gợi ý độc giả đặt câu hỏi về cách bản thân nghĩ về tiền và giá trị của chúng. Độc giả cũng cần suy nghĩ về những gì trong cuộc sống mà họ sẵn sàng đánh đổi để kiếm được nhiều tiền hơn. 


Nguyên tắc căn bản của FIRE là tiết kiệm tối đa để đầu tư. Con số tiết kiệm có thể lên đến 50%-70% thu nhập hàng tháng. Vì thế, muốn theo đuổi FIRE, bạn phải sống tối giản, cắt giảm và chỉ tập trung cho những chi tiêu thiết yếu. 


Một trong những lợi ích lớn nhất của FIRE là sự tự do tài chính. Những người theo phong trào này thường có khả năng quản lý tài chính cá nhân một cách độc lập và không phải lo lắng về việc kiếm tiền hoặc trả nợ hàng tháng. Họ có thể chọn làm những công việc mà thực sự đam mê mà không phải lo lắng về mức lương hoặc tiến độ nghỉ hưu.


Tuy nhiên, một phần của việc đạt được FIRE là việc tiết kiệm một cách cực kỳ cẩn thận và đôi khi thậm chí là từ chối mua sắm hoặc trải nghiệm những điều mới mẻ. Điều này có thể gây ra cảm giác cứng nhắc và hạn chế trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với những người không thực sự đam mê về việc tiết kiệm tiền. Hơn nữa, việc rút lui sớm khỏi lực lượng lao động có thể tạo ra thách thức về mặt tài chính và tâm lý, đặc biệt là nếu không có kế hoạch đủ để duy trì mức sống sau khi nghỉ hưu.


Tóm lại, FIRE mang lại sự tự do tài chính và sức khỏe tâm lý lâu dài cho những người thực hiện nó một cách thành công và cẩn thận. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi sự “hy sinh” các thói quen tiêu tiền thoải mái, cũng như phải quản lý tài chính cẩn thận để đảm bảo một cuộc sống thoải mái và bền vững sau nghỉ hưu. 



4. Loud Budgeting 


Nếu như trong năm 2023, “sang trọng trong thầm lặng” (quiet luxury) được nhắc đến nhiều, thì trong năm 2024, "tiết kiệm ồn ào" (loud budgeting) lại trở thành xu hướng tài chính ‘viral’ hơn cả. 


Xu hướng này bắt nguồn từ một trào lưu lan truyền trên TikTok, hình thức này ngày càng được mọi người biết đến, trở thành xu hướng tiêu tiền được người trẻ thảo luận nhiều.


Nói chung, phương pháp này có thể hiểu là bạn nên từ bỏ theo đuổi cách chi tiêu của những người có tài chính mạnh hơn, có thể khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi hoặc làm vỡ kế hoạch tài chính của bạn. Đồng thời, bạn dám mở lòng trò chuyện về tiền bạc với những người xung quanh, đặc biệt là gia đình và bạn bè. Điều này giúp mọi người học hỏi từ những sai lầm tài chính của nhau và đưa ra những quyết định khôn ngoan hơn.


Bằng cách theo dõi và giám sát chi tiêu một cách rõ ràng, mọi người có thể nhận ra và giảm bớt những khoản tiêu xài không cần thiết, từ đó tăng cường khả năng tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Ngoài ra, việc áp dụng Loud Budgeting cũng giúp cải thiện ý thức tài chính và quản lý tiền bạc, giúp mọi người tránh xa khỏi nợ nần và căng thẳng tài chính.


Tuy nhiên, Loud Budgeting cũng có thể gây ra một số hạn chế, việc nhắc đến tiền bạc quá nhiều nếu không khéo sẽ bị phản tác dụng, khiến những người xung quanh cảm thấy bạn là người ‘thực dụng’, từ đó làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Tiết kiệm quá mức và áp đặt quá nhiều quy tắc có thể làm cho cuộc sống trở nên khắc nghiệt và không thú vị, gây ra cảm giác căng thẳng và bức xúc.


Nếu không cân nhắc kỹ lưỡng, việc tập trung quá nhiều vào việc tiết kiệm có thể làm mất đi niềm vui và trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, việc áp dụng Loud Budgeting cần được kết hợp với sự linh hoạt và sáng tạo để đảm bảo một cân bằng đúng đắn giữa tiết kiệm và trải nghiệm cuộc sống.




5. Fintech Apps 


Công nghệ tài chính, hay Fintech, là một lĩnh vực ngày càng phát triển, tận dụng sức mạnh của công nghệ để cung cấp các dịch vụ tài chính tiện lợi và hiệu quả hơn. Fintech Apps, hoặc ứng dụng công nghệ tài chính, là một phần quan trọng trong lĩnh vực này.


Fintech Apps giúp người dùng quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn bằng cách cung cấp các tính năng như quản lý tài khoản ngân hàng, tích lũy linh hoạt, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản tiền và theo dõi chi tiêu. Các ứng dụng này thường được thiết kế với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và nỗ lực khi quản lý tài chính hàng ngày.


Theo thông tin từ Bộ Tài chính Việt Nam, Fintech là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại cho lĩnh vực tài chính, nhằm mang tới cho khách hàng các giải pháp/dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống. Fintech giúp phát triển tài chính toàn diện thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính với chi phí thấp, quy mô và mức độ tiếp cận tốt hơn, nhiều tiện ích trải nghiệm cho khách hàng, minh bạch, giảm nguy cơ rửa tiền, tiền giả, in và quản lý tiền mặt cho nhà quản lý. Tài chính toàn diện phát huy hiệu quả tối đa thông qua ứng dụng Fintech để giúp các đối tượng yếu thế trong xã hội, đặc biệt trong các trường hợp thiên tai, dịch bệnh.


Sự tiện lợi của việc tận dụng lợi thế từ các fintech apps để quản lý tài chính cá nhân là không thể phủ nhận, tuy nhiên, người dùng vẫn nên cân nhắc cẩn thận và không nên chủ quan trong việc sử dụng fintech apps, bằng cách tìm kiếm các apps uy tín để yên tâm đầu tư .


Hiểu được những vấn đề đó, 1Long ra đời để hướng đến sự thay đổi trong việc quản lý tài chính cá nhân, với các ưu điểm vượt trội: ⁠



  • Dễ dàng bắt đầu tích lũy với số vốn nhỏ 10,000 VND
  • ⁠Lợi nhuận lên đến 9,9%/năm.
  • Mở khóa cho thành công tài chính cá nhân với các gói tích lũy theo mục tiêu đa dạng.


Tóm lại, Fintech Apps mang lại nhiều lợi ích trong việc quản lý tài chính cá nhân, nhưng cũng cần được sử dụng một cách tỉnh táo và cân nhắc để tránh những rủi ro tiềm ẩn. 


📲Trải nghiệm 1Long tại đây!



Tips 

Dựa trên những phân tích về xu hướng và tác động đã trình bày, dưới đây là một số tips cho độc giả:



  • Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân: Hãy lập kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm dựa trên tình hình tài chính hiện tại và mục tiêu cá nhân của bạn.
  • Đầu tư vào giáo dục tài chính: Tìm hiểu về tài chính cá nhân và đầu tư vào việc nâng cao kiến thức và kỹ năng tài chính của bạn.
  • Tận dụng công nghệ tài chính: Hãy sử dụng các ứng dụng fintech để quản lý và tối ưu hóa tài chính cá nhân của bạn một cách thông minh và hiệu quả.


Với sự phát triển nhanh chóng của các xu hướng tài chính cá nhân trong năm 2024, việc hiểu rõ từng xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm sẽ giúp người dùng đạt được sức khỏe tài chính cá nhân một cách tối ưu nhất.

Chia sẻ bài viết này trên:

Quản Lý Tài Chính

Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 là không khi nào quên Quy tắc số 1.

- Robert Louis Stevenson -

Đăng kí nhận các bài viết mới nhất từ 1Long

Đăng ký nhận bản tin không nhàm chán hàng tuần của chúng tôi về tiền tệ, thị trường, v.v

Bằng cách cung cấp email của mình, bạn đồng ý nhận thông tin liên lạc từ 1Long.