Kế Hoạch Tài Chính Mua Nhà Cho Người Trẻ | Tạp chí 1LONG
Logo 1Long

Tạp chí

Hỏi đáp

Quản Lý Tài Chính

Kế Hoạch Tài Chính Mua Nhà Cho Người Trẻ

Mua nhà không phải là mục tiêu dễ dàng, nhưng không có nghĩ là không thể nếu bạn có lên kế hoạch tài chính hiệu quả.

ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN

10 tháng 7, 2024

Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm

Trong bài viết “An cư lạc nghiệp”, chúng ta đã bàn luận về sự “đắt đỏ” của an cư, lý do chính khiến ngôi nhà mơ ước trở thành cơn ác mộng. Nếu chỉ đi làm trông lương tháng, thì biết đến khi nào mới mua được nhà?  


Cảm giác “an cư” không đến từ một căn nhà để bằng bạn bằng bè, để rồi phải gồng trả lãi mỗi tháng. Thật ra, một kế hoạch dài hạn tiết kiệm và đầu tư an toàn và hiệu quả mới là thứ thật sự tạo ra cảm giác “an cư”. 


Mua nhà, hay bất cứ mục tiêu tài chính nào khác, chúng ta cần hai điểm neo quan trọng để bắt đầu: số tiền cần có để đạt mục tiêu và số tiền bạn đang có. Mức chênh lệch ở giữa hai con số này chính là ‘lãnh địa’ để bản kế hoạch tài chính của bạn thể hiện quyền năng. 




Mua Nhà Cần Bao Nhiêu Tiền? 


Trong báo cáo của Numbeo, giá nhà trung bình ở Việt Nam đang gấp 23,7 lần thu nhập trung bình hàng năm hộ gia đình. Mức thu nhập trung bình của người lao động, theo Tổng cục thống kê Việt Nam, là 85.2 triệu đồng/năm (7.1 triệu đồng/tháng). Kết hợp hai số liệu này thì mức giá nhà trung bình tại Việt Nam từ 2 tỷ đồng trở lên. 


Nhưng mức giá nhà ở TP.HCM cao gấp 32,5 lần thu nhập trung bình của một hộ gia đình, theo thống kê của ULI năm 2023. Cụ thể, giá nhà trung bình ở TP. HCM là 296.063 USD (tương đương 7,4 tỷ đồng).  


 

Giá thực tế của ngôi nhà bạn mơ ước có thể chênh lệch với các con số trên, nhưng nó vẫn là một số cao và khó đạt được trong thời gian ngắn. Dĩ nhiên, một số bạn trẻ với thu nhập từ 360 đến 480 triệu đồng/năm (30-40 triệu đồng/tháng) và có thêm các nguồn đầu tư sinh lời lớn, thì việc mua nhà có thể sẽ dễ dàng hơn. 


Nhưng đây lại không phải thu nhập của số đông các bạn trẻ. Thực tế thì thu nhập trung bình của các bạn mới ra trường dao động trong khoảng 100-150 triệu đồng/năm, và sẽ tăng từ 5-7%/năm


Đừng nản lòng vì con số mục tiêu quá cách biệt với mức thu nhập hiện tại. Hãy nhớ rằng mình không cần có ngay được mấy tỷ đồng để mua nhà, mà có thể tích góp dần theo thời gian. 


Câu hỏi đặt ra là số tiền tích lũy mỗi tháng nên là bao nhiêu? Nên gửi tiền đầu tư sinh lợi ở kênh nào? Nên vay mua nhà hay trả trực tiếp? Trả lời những câu hỏi này chính là các bước giúp bạn lên kế hoạch tài chính. 




Kế Hoạch Tài Chính Cho Người Trẻ Mua Nhà

Một kế hoạch tài chính hiệu quả sẽ cần thông tin chính xác về mức thu nhập, chi tiêu của bạn và số tiền mục tiêu để mua nhà. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xác định mức tích lũy cần có, và thời gian dự kiến đạt mục tiêu.


Giả sử thu nhập của bạn năm 25 tuổi là 20 triệu đồng/tháng, bạn sẽ có 240 triệu đồng/năm. Mức chi tiêu của bạn đang là 10 triệu/tháng hay 120 triệu/năm. Như vậy, bạn sẽ tích lũy được 120 triệu đồng/năm. 



Nếu thời điểm bạn bắt đầu kế hoạch tích lũy này năm 25 tuổi, thì phải đến năm 42 tuổi (sau 17 năm) để tích lũy đủ cho số tiền mục tiêu 2 tỷ đồng và năm 83 tuổi (sau 58 năm), nếu bạn nhắm đến căn nhà trị giá 7 tỷ đồng. 


Tính toán sơ bộ này, thì chưa cần lên kế hoạch tài chính thì chắc nhiều bạn đã từ bỏ ý định mua nhà, vì nó tốn hết thanh xuân mà cũng chưa chắc đạt được. Nhưng đây là kế hoạch thô, chưa tính đến lợi nhuận bạn sẽ tích lũy được khi đầu tư hoặc gửi tiết kiệm. 


Đối với các mục tiêu dài hạn như mua nhà, thì sản phẩm tích lũy 1Income của 1Long là một giải pháp lý tưởng với mức lợi nhuận vượt trội 9,9%/năm.


Giả sử, thu nhập của bạn sẽ tăng 5% mỗi năm trong khi mức chi tiêu và tỷ lệ lạm phát không đổi. Bạn sẽ có được bảng số liệu cho kế hoạch tích lũy với 1Income.


*Số tiền ở cột “Tích lũy 1Income” = Tiền nạp + Tích lũy năm trước + Lợi nhuận


Nếu mỗi năm, bạn vẫn duy trì mức tích lũy 120 triệu đồng/năm và lựa chọn gửi vào 1Income, thì mức lợi nhuận 9,9%/năm của 1Income sẽ giúp bạn đạt mục tiêu 2 tỷ đồng vào năm thứ 8.


Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc lựa chọn kênh tích lũy và đầu tư an toàn với mức lợi nhuận tối ưu, giúp bạn nhanh chóng sở hữu căn nhà mơ ước của mình.




Có Nên Vay Mua Nhà? 


Bên cạnh việc thực hiện các khoản tích lũy, một số bạn sẽ cân nhắc đến giải pháp vay mua nhà để rút ngắn hơn nữa thời gian chạm đến ước mơ “an cư”. Tuy nhiên, đó cũng là một trong những “chiếc bẫy ngọt ngào” mà bạn cần cẩn trọng. 


Ba câu hỏi bạn cần phải trả lời, trước khi đưa ra quyết định vay mua nhà: 



  1. Số tiền đang có bao nhiêu, và sẽ vay bao nhiêu? 
  2. Mức lãi suất phải trả mỗi tháng là bao nhiêu? 
  3. Thu nhập hiện tại có đủ khả năng trả mức lãi đó hay không? 


Nếu bạn lựa chọn các gói vay mua nhà của các ngân hàng quốc doanh, thì mức lãi suất trung bình là 5,3 - 8,5%/năm, hoặc các ngân hàng thương mại cổ phần thì mức lãi suất sẽ dao động trong khoảng 5 - 10,5%/năm. 


Dựa vào đó, bạn sẽ có những con số chính xác cho ba câu hỏi trên, và đưa ra quyết định liệu vay mua nhà có phù hợp với mình hay không, hoặc cụ thể hơn là bạn có đủ khả năng trả mức lãi mỗi tháng cho căn nhà của mình hay không? 


Lời khuyên của các chuyên gia tài chính là bạn chỉ nên vay 30-50% giá trị căn nhà hay số tiền gốc và lãi phải trả mỗi tháng không vượt quá 50% thu nhập của bạn. Nói cách khác, việc trả lãi vay mỗi vay không gây ra áp lực tài chính quá lớn, để bạn vẫn vui sống “an cư lạc nghiệp”. 


Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm công thức DTI (Debt-to-Income Ratio) - Tỷ lệ nợ trên thu nhập:


DTI 🟰 (Nợ phải trả/tháng ➗ Thu nhập/tháng) ✖️ 100% 


Lưu ý: Nợ phải trả trong công thức này bao gồm những khoản nợ khác.


Tỷ lệ tối ưu cho tổng số nợ bạn có thể vay nên dưới 36%, theo NerdWallet - một chuyên trang tài chính.


Nghĩa là nếu bạn đang không chịu bất kỳ khoản nợ nào, thì số tiền phải trả mooixi tháng để vay mua nhà chỉ nên thấp hơn 36% thu nhập mỗi tháng của bạn.


Bạn cũng cần xét đến những trường hợp có thể ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống, như thất nghiệp, suy thoái kinh tế, bệnh tật,... Vì thế, trước khi quyết định vay mua nhà, bạn nên đảm bảo tài chính cho quỹ dự phòng và các mục tiêu tài chính quan trọng khác.


Dù bạn lựa chọn theo cách nào, sức mạnh của kiên trì tích lũy vẫn sẽ là chìa khóa giúp bạn đạt được mục tiêu mua nhà hay tự do tài chính. Và điều đó không có nghĩa bạn phải thực hành lối sống “khổ hạnh” hay bóp nghẹt cuộc sống của mình bằng các khoản vay lớn.


1Long tạo ra sản phẩm tích lũy kỳ hạn 1Income với lợi nhuận nổi trội 9,9%/năm, bước đệm cho bạn lên kế hoạch dài hạn như mua nhà và lập gia đình.


1Long còn có gói tích lũy không kỳ hạn 1Safe với lợi nhuận đến 5,5%/năm, giúp bạn sinh lời vốn lưu động. Gói 1Term rất thích hợp cho quỹ dự phòng vì có cơ chế tính lợi nhuận theo thời gian tích lũy đến 8,1%/năm, nên bạn có thể rút tiền trước hạn mà không chịu phí phạt.


📲Trải nghiệm các sản phẩm của 1Long tại đây.

Chia sẻ bài viết này trên:

Quản Lý Tài Chính

Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 là không khi nào quên Quy tắc số 1.

- Robert Louis Stevenson -

Đăng kí nhận các bài viết mới nhất từ 1Long

Đăng ký nhận bản tin không nhàm chán hàng tuần của chúng tôi về tiền tệ, thị trường, v.v

Bằng cách cung cấp email của mình, bạn đồng ý nhận thông tin liên lạc từ 1Long.