Quản Lý Tài Chính
Mới Đầu Tư Thì Nên Bắt Đầu Từ Đâu?
Người mới bắt đầu thì nên đầu tư vào đâu để tối ưu lợi nhuận và hạn chế rủi ro?
ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN
29 tháng 7, 2024
Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm
Vì sao chúng ta ngại đầu tư, dù rất muốn kiếm nhiều tiền? Hai nguyên nhân chính là: kiến thức và mức độ rủi ro.
Đầu tiên là vì đầu tư có vẻ phức tạp, những con số xanh đỏ cứ chạy loạn xạ trên màn hình. Lý do thứ hai đến từ mức lợi nhuận cao được hứa hẹn khi đầu tư. Không phải ghi nhầm đâu! Chúng ta có tâm lý đề phòng với những “món hời”, vì lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn (high returns, high risks), và rất nhiều sự vụ làm chúng ta phải cẩn trọng để bảo vệ tiền và tài sản của mình.
Hãy tưởng tượng thế này: Đầu tư giống như bộ môn đấu kiếm. Nếu bạn không biết các kỹ thuật hoặc không được trang bị đầy đủ các phòng hộ phù hợp, thì rất có thể bạn sẽ bị thương rất nghiêm trọng.
Nhưng cũng không nên vì sợ “bị thương”, mà bạn loại bỏ các khả năng đầu tư. Nếu bạn đầu tư hiệu quả, nó sẽ như tấm vé đi chuyến tàu siêu tốc giúp bạn nhanh chóng đặt chân đến “miền đất hứa” của tự do tài chính.
Thế những người mới đầu tư thì nên bắt đầu từ đâu? Những lưu ý nào cần được ‘xếp vào hành trang’ để có những trải nghiệm thú vị với đầu tư? Bài viết sau đây sẽ cho bạn một số gợi ý hữu ích đấy!
Vì sao bạn luôn được khuyên nên đầu tư, nhưng đừng quên tích lũy?
Đầu tư và tích lũy là cách nhiều người áp dụng để quản lý và làm giàu tài chính cá nhân và gia đình. Điểm khác biệt chủ yếu đến từ chênh lệch mức lợi nhuận và rủi ro giữa hai hình thức.
Cụ thể, khi tích lũy, bạn hầu như không chịu bất kỳ rủi ro nào và đều đặn nhận mức lợi nhuận qua thời gian. Nhưng nó đồng nghĩa với số lợi nhuận bạn nhận được chỉ ở mức khiêm tốn thôi. Trong khi đó, đầu tư cho phép bạn nhận mức lợi nhuận cao hơn nhiều với điều kiện bạn phải chấp nhận ít nhiều rủi ro - mất một phần hoặc tất cả số tiền đầu tư.
Điều này giải thích vì sao bạn nên đầu tư, nhưng đừng quên tích lũy. Nói cách khác, đa dạng các công cụ đầu tư, và luôn trích một phần thu nhập để tích lũy cho các tình huống bất ngờ. “Đừng bỏ tất cả trứng vào một giỏ” (put all your eggs in one basket).
Tại sao đầu tư lại có mức rủi ro cao hơn tích lũy?
Đầu tư được hiểu đơn giản là bỏ tiền vào cổ phiếu (stocks), trái phiếu (bonds), hay quỹ đầu tư (funds), với khả năng nhận lợi nhuận cao sau một thời gian.
Ví dụ: Bạn mua cổ phiếu công ty A, nghĩa là bạn đang sở hữu một phần (nhỏ hay lớn tùy thuộc vào số cổ phiếu bạn mua). Nếu A tăng trưởng tốt, thì giá cổ phiếu của nó sẽ tăng dần theo thời gian. Nhờ đó, bạn có thể bán số cổ phiếu đó để kiếm lợi nhuận, chênh lệch giữa giá bán và giá bạn đã mua trước đó. Rủi ro ở đây là nếu tình hình kinh doanh của A không tốt, sẽ làm giá cổ phiếu sụt giảm. Hai trường họp xảy ra: Một là bạn bán chúng, và sẽ chấp nhận lỗ. Hai là bạn ‘án binh’ chờ thời điểm giá cổ phiếu của A tăng trở lại, với rất nhiều khả năng nó có thể phá sản!
Những đầu tư thân thiện với người mới bắt đầu
Tiêu chí lựa chọn công cụ đầu tư, nếu bạn mới chỉ bắt đầu, bao gồm:
- Cơ chế hoạt động đơn giản và minh bạch
- Mức độ rủi ro thấp
- Được hỗ trợ chuyên môn, hoặc dựa vào các chỉ số đáng tin cậy
Các đề xuất bên dưới đều dựa vào các tiêu chí trên. Trong thời gian thực hiện đầu tư vào các giải pháp an toàn này, bạn sẽ có thời gian để làm quen với cách thị trường vận hành, các thuật ngữ quan trọng, và kiến thức cần thiết cho đầu tư. Từ đó, bạn có thể học cách tối ưu hóa lợi nhuận từ đầu tư mà không mất khoản phí quá đắt đỏ, bởi các bẫy ngọt nguy hiểm trong thị trường.
Quỹ tương hỗ (mutual funds)
Quỹ tương hỗ là quỹ tập hợp số tiền huy động được từ các nhà đầu tư, và được các chuyên gia tài chính phân bổ vào các nhóm tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, hay chứng khoán. Đa số các quỹ tương hỗ không cố kiếm lợi nhuận từ các biến động giá ngắn hạn trên thị trường, mà tập trung vào chiến lược mua-và-giữ (buy-and-hold) để đạt lợi nhuận tối ưu trong dài hạn, dựa theo các chỉ số như S&P 500 or the Dow Jones Industrial Average.
Ví dụ: Một quỹ tương hỗ thực hiện mua cổ phiếu theo chỉ số S&P 500, tức là các cổ phiếu trong 500 công ty lớn nhất tại Mỹ.
Chiến lược đầu tư thụ động (passive investing) của quỹ tương hỗ khiến nó trở thành lựa chọn đầu tư thân thiện với người mới bắt đầu. Vì tiền đầu tư của bạn sẽ được phân bổ bởi các chuyên gia tài chính với mục tiêu tối ưu các đầu tư theo các chỉ số, cùng mức rủi ro của các quỹ này tương đối thấp.
Tuy nhiên, một số quỹ tương hỗ hoạt động theo phương thức chủ động hơn, với các danh mục đầu tư được điều chỉnh và thay đổi dựa vào các phân tích các biến động trên thị trường. Lợi thế của nhóm quỹ tương hỗ chủ động này là bạn có thể có lợi nhuận tối ưu liên tục. Nhưng phí để duy trì hàng năm quỹ tương hỗ này cùng các mức phí trả trước tương đối cao, đôi khi cao hơn cả mức lợi nhuận bạn thu về.
Mức đầu tư tối thiểu vào các quỹ tương hỗ dao động từ $500 và $5.000. Tuy nhiên, một vài quỹ tương hỗ không yêu cầu mức tối thiểu. Bạn có thể lựa chọn loại quỹ tương hỗ dựa theo mục tiêu tài chính, ngân sách, và mức độ chịu rủi ro của bạn.
Lợi thế của quỹ tương hỗ:
- Được các chuyên gia tài chính hỗ trợ: Quỹ tương hỗ yêu cầu bạn trả phí mỗi năm để các nhà quản lý quỹ đầu tư thay bạn. Nếu bạn tham gia các quỹ tương hỗ chủ động (active investing) thì họ còn thực hiện phân tích thị trường, và thực hiện điều chỉnh danh mục để tối ưu hóa lợi nhuận giúp bạn.
- Rủi ro tương đối thấp: Danh mục đầu tư của quỹ tương hỗ thường có từ 50 đến 200 nhóm đầu tư khác nhau. Vì thế, tỷ lệ rủi ro được phân bổ ra, chứ không tập trung vào một tài sản nào cả.
- Cơ chế hoạt động đơn giản: Quỹ tương hỗ chỉ giao dịch mỗi ngày 1 lần, và chốt giá trị tài sản ròng (NAV - net asset value) vào cuối ngày. Vì thế nên quỹ có thể tránh các biến động giá trong ngày giáo dịch.
Hạn chế của quỹ tương hỗ:
- Phí quản lý khá cao: Như đã đề cập ở trên, phí quản lý và duy trì đầu tư của bạn tại các quỹ tương hỗ theo hướng tiếp cận chủ động có thể vượt hơn mức lợi nhuận bạn nhận được. Đồng thời, hãy cẩn thận phí 12b-1, chi phí phân phối và tiếp thị (marketing) của quỹ tương hỗ. Nếu nó vượt 0.25% and 0.75% tổng tài sản ròng của quỹ, thì bạn không nên đầu tư vào quỹ đó.
- Thâu tóm của các nhà quản lý: Các chuyên gia của quỹ tương hỗ có thể lạm dụng quyền hạn của mình để trục lợi hoặc gây lỗ cho tiền đầu tư của bạn.
Quỹ đầu tư theo chỉ số (Index funds)
Quỹ đầu tư theo chỉ số (index funds) hoạt động tương tự với quỹ tương hỗ, nhưng không có chuyên gia quản lý danh mục đầu tư. Tức là các quỹ index dựa vào các chỉ số như S&P 500 để thực hiện việc phân bổ tiền đầu tư, mà không cần chuyên gia tài chính để tối ưu theo các biến động thị trường.
Vì thế, chi phí duy trì quỹ đầu tư theo chỉ số sẽ thấp hơn quỹ tương hỗ. Đồng thời, bạn có thể bắt đầu đầu tư vào các quỹ index với số tiền thấp hơn $100.
Lợi thế của quỹ chỉ số:
- Chi phí thấp: Vì quỹ chỉ số chỉ theo dõi và phân bổ đầu tư theo các chỉ số của thị trường, mà không cần những phân tích chuyên sâu của các chuyên gia như quỹ tương hỗ. Nên chi phí duy trì quỹ chỉ số thấp hơn nhiều.
- Rủi ro thấp: Vì quỹ chỉ số thực hiện phân bổ danh mục theo chỉ số thị trường, với các công ty có tình hình kinh doanh cao ổn định, nên mức độ rủi ro thấp.
- Tính sinh lợi được chứng minh: Theo thông tin tổng hợp từ tờ Investopedia, một số nghiên cứu đã chứng minh tính sinh lợi của quỹ chỉ số ổn định hơn quỹ tương hỗ.
Hạn chế của quỹ chỉ số:
- Thiếu tính linh hoạt: Vì các quỹ chỉ số không có các chuyên gia điều chỉnh danh mục khi thị trường có biến động xấu đến mức sinh lợi của quỹ.
Quỹ hoán đổi danh mục (ETFs)
Quỹ hoán đổi danh mục (ETFs) có cơ chế hoạt động giống với quỹ index, khi theo dõi và đầu tư theo cách tiếp cận thụ động, dựa theo chỉ số trên thị trường như S&P 500 or the Dow Jones Industrial Average. Điểm khác biệt ở đây là ETFs sẽ được mua bán tự do trong suốt ngày giao dịch (trading day) như cổ phiếu. Vì thế giá của ETFs có thể biến động trong lúc giao dịch, theo tình hình thị trường.
Lợi thế của ETFs:
- Danh mục đầu tư đa dạng: Một ETF có thể cho phép bạn tiếp cận với nhiều cổ phiếu ở nhiều lĩnh vực, loại hình đầu tư, nhóm tài sản; bên cạnh trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa, thì ETFs có thể phân bổ tiền đầu tư của bạn vào cả bất động sản.
- Giao dịch ETFs như cổ phiếu: Các nhà đầu tư có thể mua bán ETFs trong suốt ngày giao dịch (trading day).
- Phí quản lý thấp: Vì các ETFs không có các chuyên gia tài chính đứng ra phân bổ, hay điều chỉnh danh mục đầu tư, nên chi phí bạn phải trả để duy trì ETFs thấp hơn các quỹ tương hỗ chủ động.
Hạn chế của ETFs:
- Biến động cao: Vì ETFs được giao dịch mua bán tự do như cổ phiếu, nên giá ETFs có thể liên tục biến động theo tình hình thị trường.
- Tỷ suất cổ tức thấp: Khi đầu tư ETFs, bạn có thể nhận mức tỷ suất cổ tức thấp hơn khi tự giao dịch nhóm cổ phiếu đó. Nhưng nếu tự đầu tư các nhóm cổ phiếu đó, bạn sẽ phải chịu mức rủi ro cao hơn.
Ứng dụng đầu tư (investment apps)
Các ứng dụng đầu tư cũng là một kênh hữu ích để bạn bắt đầu hành trình đầu tư của mình. Sự trỗi dậy của ngành Fintech tại Việt Nam mang đến rất nhiều ứng dụng đơn giản hóa việc đầu tư của người dùng, với các tính năng và giao diện giúp bạn quản lý danh mục đầu tư thuận tiện và hiệu quả hơn. Tuy nhiên bạn cần cẩn trọng và nghiên cứu kỹ các thông tin liên quan về tính minh bạch và bảo mật, trước khi quyết định sử dụng một ứng dụng đầu tư nào đó.
1Long là một ứng dụng Fintech mang đến những giải pháp đầu tư tích lũy an toàn với mức lợi nhuận tốt hơn các khoản tiền gửi thông thường trên thị trường. Đội ngũ chuyên gia tài chính của 1Long sẽ phân bổ khoản tích lũy của bạn đến cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán,... để mang đến cho bạn lợi nhuận tối ưu nhất.
📲Trải nghiệm 1Long tại đây!
Chia sẻ bài viết này trên: