Quản Lý Tài Chính
Phụ Nữ, Tài Chính, và Những Định Kiến
Hình ảnh phụ nữ, suốt nhiều thế kỷ, là hậu phương để đàn ông gánh vác tài chính gia đình. Liệu mọi thứ đã thay đổi?
ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN
29 tháng 7, 2024
Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm
"Đằng sau một người đàn ông thành công luôn có bóng dáng người phụ nữ”, là câu nói phổ biến để ca ngợi sự hậu thuẫn của phụ nữ. Cách nhìn nhận này vấp phải nhiều tranh cãi về vị trí “đằng sau” của phái đẹp. Tuy nhiên, làn sóng về bình đẳng giới và quyền nữ (feminism) những năm gần đây đã góp phần phá bỏ chuẩn mực, giải phóng phụ nữ khỏi những định kiến lỗi thời.
“Phụ Nữ Không Cần Biết Kiếm Tiền, Chỉ Cần Tìm Một Tấm Chồng Giàu”
Những câu chuyện cổ tích với đoạn kết “Họ sẽ sống hạnh phúc mãi về sau” (and they all lived happily ever after) đã khiến hàng triệu trẻ em lớn lên với giấc mơ cưới được chàng hoàng tử của đời mình.
Bạn đã bao giờ tự hỏi vì sao cô gái sẽ luôn chọn hoàng tử, chứ không phải là một thường dân chưa? Ngoại hình khôi ngô của hoàng tử có thể là yếu tố, nhưng nó đóng góp nhiều về tính lãng mạn của câu chuyện. Thật ra, sức mạnh tài chính của anh ấy mới là lý do! Để thiết lập “cuộc sống hạnh phúc mãi về sau” như trong chuyện cổ tích, thì tầm quan trọng của tài chính là không thể bàn cãi.
Đây chỉ là một góc nhìn hài hước của một người trưởng thành khi xem những câu chuyện cổ tích, từng là một phần tuổi thơ của mình. Nhưng thực tế là nhiều cha mẹ phương Tây quyết định không cho con gái mình xem phim hoạt hình hoặc những truyện cổ tích như Công chúa lọ lem và Nàng Tiên Cá. Vì họ không muốn chúng lớn lên với tư duy “chờ đợi hoàng tử”.
Ở Việt Nam, không cần xem phim hay đọc truyện cổ tích, nhiều thế hệ phụ nữ vẫn thường được (hay bị) nhắc nhở rằng “Học có cao, làm việc có giỏi thì cũng không bằng lấy được tấm chồng tốt đâu con”. Cách suy nghĩ này bắt nguồn từ những định kiến xa xưa: trọng trách “trụ cột” gia đình của người đàn ông, và vai trò hậu phương của phụ nữ.
Trong bài viết “Lấy chồng không phải là ‘tấm bằng’ đảm bảo tài chính” trên Vietcetera, Chi Nguyễn - hay còn được biết đến với tên The Present Writer, đã chia sẻ thẳng thắn về quan điểm “Phụ nữ không cần biết kiếm tiền. Chỉ cần tìm một tấm chồng giàu”.
Có thể đây chỉ là một câu nói đùa hay một bình luận bâng quơ. Nhưng nếu lớn lên trong môi trường với tư tưởng như thế, các em sẽ mặc định chuyện lấy chồng là lựa chọn duy nhất để đảm bảo cuộc sống. Thậm chí nó còn dẫn đến một hệ lụy khác trong tư duy “là phụ nữ thì mình không thể…”.
Suy nghĩ này đặt phụ nữ vào một khuôn chật hẹp của những quy chuẩn khắt khe, nơi cơ hội được học hỏi và phát triển là xa xỉ hoặc không cần thiết.
Nghe có hơi cực đoan, quá không? Đúng là nghe có vẻ thế thật. Nhưng nếu đi về các vùng quê, hoặc gặp gỡ các thế hệ người lớn thậm chí ở các đô thị lớn, thì tư tưởng về phụ nữ vẫn còn nặng tính phong kiến.
Các nhà hoạt động và tổ chức phi chính phủ về bình đẳng giới đã và đang nỗ lực làm thay đổi góc nhìn của xã hội về phụ nữ, đồng thời khơi dậy trong các em khao khát được học tập và phát triển bản thân.
Thế Hệ Phụ Nữ Hiện Đại & Tư Duy Khai Phóng
Thế hệ Millennials và Gen Z cho thấy những góc nhìn, và cách tiếp cận mới trong các quyết định về cuộc sống cá nhân và sự nghiệp. Đây là một bước tiến lớn khi tư duy được khai phóng, mà không bị ràng buộc bởi những khuôn mẫu của xã hội.
Không chỉ qua lời nói, phụ nữ Việt Nam đã thật sự dấn thân để học hỏi, phát triển kiến thức và kỹ năng của mình. Sự mạnh mẽ, độc lập, và thành công của họ trong cuộc sống, tài chính, và sự nghiệp khẳng định những sai lệch trong quan điểm lỗi thời - rằng phụ nữ chỉ biết ở nhà, chăm chồng, nuôi con.
Khi nghiên cứu sâu những câu chuyện của những người phụ nữ thành đạt và quyền lực, bí quyết được họ nhắc đi nhắc lại chính là giáo dục.
Michelle Obama, đệ nhất phu nhân của nguyên tổng thống Mỹ Barack Obama, đã thực hiện nhiều chiến dịch trao quyền cho nữ giới qua giáo dục trong nhiều năm qua. Những nỗ lực này bắt nguồn từ niềm tin mãnh liệt của bà qua chính trải nghiệm vượt khó của mình - từ một cô gái da màu ở vùng quê miền Nam nước Mỹ, đến nữ luật sư tài ba và trở thành một trong những đệ nhất phu nhân có sức ảnh hưởng nhất nước Mỹ.
Tại Việt Nam, các phong trào bình đẳng giới cũng nhận được sự quan tâm từ công chúng. Đồng thời, các thương hiệu nổi tiếng đã và đang thực hiện nhiều chiến dịch về nữ quyền. Những hoạt động này góp phần lan tỏa tư duy mới về quyền nữ, và truyền cảm hứng cho tất cả phụ nữ được tự do phát triển và thể hiện bản thân.
Sự phát triển ồ ạt của các chiến dịch quảng cáo như thế là nguồn gốc cho cụm từ Femvertisings (Feminism + Adversitings). Điểm qua những femvertisings nổi bật tại Việt Nam:
- Loreal Paris - Chính Nữ
- Maybeline - Mấy Bé Lì
- PNJ - Em là châu báu
- Spotify - EQUAL
Làn sóng nữ quyền chỉ bắt đầu nhận được sự chú ý một vài năm gần đây, nhưng đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến tính công bằng trong giáo dục, và quyền lợi cho phụ nữ. Các KOLs nổi tiếng như Giang ơi, Chi Nguyễn - The Present Writer, VJ Thùy Minh, Helly Tống, Suboi, v.v. cũng góp phần lan tỏa cảm hứng về nữ quyền.
Bên cạnh đó, các tổ chức phi chính phủ cũng tổ chức các chương trình cộng đồng để hỗ trợ nữ giới được học tập, và rèn luyện những kiến thức, kỹ năng toàn diện. Hành trang này mở ra nhiều cơ hội để các em phát triển, và thăng tiến trong sự nghiệp, cũng như độc lập trong cuộc sống của mình.
Quỹ hỗ trợ giáo dục cho nữ sinh, dự án cộng đồng giữa 1Long và Room to Read Việt Nam, được thành lập để chung tay tiếp bước các em có điều kiện khó khăn hoàn thành chương trình Trung Học Phổ Thông. Chương trình tạo điều kiện để mọi người tham gia quyên góp cho hành trình ý nghĩa này chỉ bằng cách tải app và đăng ký tài khoản 1Long tại đây.
Thế Là Phụ Nữ Không Còn Đợi “Hoàng Tử” Nữa?
Hình ảnh người phụ nữ hiện đại chuyển từ “tần tảo, vun vén cho gia đình” sang “độc lập và mạnh mẽ”. Đây là một phần hiệu ứng từ các chiến dịch nữ quyền. Nhưng nó không có nghĩa là giờ đây phụ nữ thù ghét đàn ông hoặc bài xích hôn nhân. Lựa chọn làm vợ hay ở nhà nội trợ cũng không khiến người đó thiếu tính “nữ quyền”.
“Quyền nữ” được giới thiệu lần đầu trong các thông cáo báo chí về chuỗi triển lãm Khuất Dạng năm 2020 của nghệ sĩ Hương Ngô. Cụm từ ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ công chúng, vì đã giúp cởi bỏ định kiến sai lệch về “nữ quyền”.
Nó nhấn mạnh vào quyền để phụ nữ quyết định và lựa chọn cuộc sống của mình. Đó là một điều hoàn toàn tự do, cần được tôn trọng và thấu hiểu.
Các sản phẩm tích lũy 1Safe và 1Term của 1Long mở ra cách tiếp cận an toàn, ổn định, và mang đến lợi nhuận lên đến 8.5%/năm. Cho nên, nội trợ hay phụ nữ độc thân đều có thể chủ động quản lý và phát triển tài chính cá nhân và gia đình hiệu quả hơn.
Nên có lẽ họ vẫn đợi “hoàng tử”, nhưng không phải đợi anh đến như tấm bằng đảm bảo tài chính, mà để san sẻ và cùng nhau tận hưởng cuộc sống.
Chia sẻ bài viết này trên: