Quản Lý Tài Chính
‘TÂM LÝ HỌC’ CHƠI HỤI: SỢ MÀ VẪN CHƠI?
Phương tiện truyền thông đưa tin về nguy cơ chơi hụi, nhưng người người vẫn chơi. Vì sao? Đọc bài viết này để tìm hiểu chi tiết nhé!
ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN
29 tháng 7, 2024
Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm
Tất Tần Tật Về Chơi Hụi
Hụi (còn được gọi là họ, biêu, và phường) là hình thức huy động vốn của một nhóm người. Khi tham gia chơi hụi, những người này sẽ cùng thỏa thuận về số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi và đặc biệt là số tiền góp. Hụi khá phổ biến ở các miền quê Việt Nam, thường được tổ chức và tham gia bởi phụ nữ.
Cách Hụi Hoạt Động
Đầu tiên, chúng ta cần biết tên các ‘nhân vật’ xuất hiện trong trò chơi này:
- Chủ hụi là người đứng ra làm chủ.
- Con hụi (hụi viên) là người tham gia.
Trước khi tham gia, chủ hụi và con hụi cần thống nhất về những yếu tố sau:
- Loại tài sản giao dịch: tiền, vàng,...
- Số lượng con hụi
- Số lượng góp
- Thời gian góp
- Kỳ mở hụi
Ví dụ: Bạn tham gia một dây hụi với loại tài sản giao dịch là tiền, 10 con hụi, mỗi người góp 10.000đ/ngày, và kỳ mở hụi là 30 ngày.
Đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bạn là người được nhận hụi thì số tiền sẽ tính theo công thức sau:
Số tiền = Tiền góp x Số con hụi x Kỳ góp
=> Số tiền (bạn nhận được) = 10.000đ x 10 x 30 = 3.000.000đ
Đây chính là điểm mấu chốt trong sức hút của chơi hụi - con hụi có thể nhận được số tiền theo cấp số nhân của số người tham gia!
Trong ví dụ trên, bạn sẽ nhận được số tiền gấp 10 lần vốn góp của bản thân. Sau đó, bạn và các con hụi khác sẽ tiếp tục góp 10.000đ/ngày/người. Con hụi khác sẽ nhận số tiền tương tự ở kỳ mở hụi thứ 2. Quá trình lặp lại cho đến khi tất cả con hụi đều được hốt hụi (lĩnh hụi) thì sẽ kết thúc.
Một dây hụi không giới hạn số người tham gia. Quy mô càng lớn thì giá trị mỗi lần lĩnh hụi càng cao. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc tổ chức sẽ phức tạp và có nhiều rủi ro hơn.
Các Hình Thức Chơi Hụi
Việc huy động số vốn theo cấp số nhân người tham gia trong thời gian ngắn là một yếu tố hấp dẫn. Nhưng có lẽ chưa đủ để hụi thu hút nhiều người đến vậy. Điều này dẫn đến những hình thức chơi hụi có lãi, yếu tố thật sự khiến nó trở nên phổ biến hơn, mà chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.
Hụi Thảo
Hụi thảo là hình thức chơi hụi tính lãi, với hệ thống tính lãi theo tháng (cách tính phổ biến). ‘Thảo’ ở đây được hiểu là số tiền công trả cho chủ hụi để được hốt hụi trước. Muốn được nhận hụi trước thì con hụi phải kêu giá cao nhất. Nói cách khác, việc hốt hụi trước sẽ phải đánh đổi với lãi cao trong khi người “hốt hụi chót” sẽ nhận lời nhiều hơn.
Ví dụ một hụi thảo như sau:
- Tài sản giao dịch: Tiền
- Số con hụi: 10 người (bao gồm chủ hụi)
- Số tiền góp: 1.000.000đ/tháng
- ‘Thảo’ cho chủ hụi: 200.000đ
Nếu bạn muốn hốt hụi trước trong tháng đầu tiên và kêu giá 100.000đ, thì số con hụi góp vào sẽ là 9 người với số tiền theo công thức sau:
Số tiền góp hụi thảo/người = Số tiền góp ban đầu - Giá kêu của người hốt hụi 1
=> 900.000đ/người = 1.000.000đ - 100.000đ
Số tiền bạn sẽ nhận khi muốn hốt hụi thảo đầu tiên là 7.900.000đ được tính theo công thức bên dưới.
Số tiền hốt hụi đầu = (Số tiền góp hụi/người x Số con hụi còn lại) - ‘Thảo’ cho chủ hụi
=> 7.900.000đ = (900.000đ x 9) - 200.000đ
Sau khi hốt hụi thảo đầu tiên, bạn sẽ tiếp tục đóng số tiền góp hụi như đã thỏa thuận ban đầu: 1.000.000đ /tháng cho đến khi vòng hụi kết thúc.
Khi giá cao nhất để hốt hụi trước (trong ví dụ) là 100.000đ thì số tiền kêu giá những tháng tiếp theo sẽ giảm dần 10.000đ/tháng cho đến tháng cuối chu kỳ (theo số con hụi) là 0 đồng. Số tiền lãi người hốt hụi chót nhận được là phần thưởng bù vào rủi ro người đó chấp nhận để duy trì đến cuối chu kỳ.
Một vài thuật ngữ liên quan đến hụi thảo mà bạn cần biết:
- Hụi chết là những người hốt hụi đầu và phải trả lãi.
- Hụi sống là người hốt hụi sau khi đã có lãi.
- Hụi ma là người đã chơi hốt hụi, nhưng không tiếp tục đóng hụi và bỏ trốn.
Hụi Ước
Hụi ước là hình thức chơi hụi an toàn hơn. Cụ thể, việc đóng hụi sẽ được thực hiện tại một địa điểm và thời gian cố định mỗi kỳ mở hụi.
Người đầu tiên nhận hụi sẽ là chủ hụi, và được tính là người hốt hụi đầu tiên. Trong kỳ tiếp theo, các con hụi bỏ phiếu bằng cách đưa ra mức lãi. Ai kêu giá cao nhất thì sẽ được hốt trước.
Điểm đặc biệt của hình thức này là bạn sẽ không trả “thảo” (tiền công) cho chủ hụi. Và tới kỳ mở hụi, tất cả hụi viên tập hợp tại địa điểm theo thời gian thống nhất để đóng tiền và người nhận hụi sẽ kiểm số tiền.
Cách hoạt động này hạn chế rủi ro việc tập trung số tiền lớn cho chủ hụi, và giảm số thiệt hại trong trường hợp chủ hụi giựt hụi. Nhưng dĩ nhiên số lãi nhận được sẽ không hấp dẫn bằng hụi thảo.
Bể Hụi và Những “Bê Bối” Tai Tiếng
Sau khi tìm hiểu cách hụi hoạt động, bạn sẽ nhận thấy tính ràng buộc giữa chủ hụi, và các con hụi thường đến từ… niềm tin, hoặc cao lắm cũng chỉ là những tờ giấy cam kết ngắn gọn. Điều này là do mục đích ban đầu của hụi là hình thức hỗ trợ nhau, khi con hụi có thể xoay số tiền lớn cho việc cá nhân và góp dần theo chu kỳ hụi.
Tuy nhiên, khi liên quan đến lợi ích, đặc biệt là tiền bạc, thì sự tín nhiệm rất dễ bị đánh đổi bởi lòng tham hoặc trá hình sang hình thức cho vay nặng lãi.
Việc chơi hụi đã có những quy định từ Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể như việc chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi với giá trị từ 100 triệu đồng trở lên, hoặc mở hai dây hụi trở lên.
Nhưng hàng loạt những vụ bể hụi từ vài chục đến hàng trăm tỷ đồng vẫn nhan nhản khắp mặt báo những năm gần đây.
Đó là những vụ vỡ hụi gần nhất cuối năm 2023 và đầu năm nay. Nhưng sau tất cả, nhiều người vẫn sẵn lòng tham gia chơi hụi với số tiền cao. Bằng chứng là giá trị các vụ bể hụi vẫn tăng dần đều, chưa kể các vụ nhỏ rải rác. Vì sao?
Tâm Lý “Ngược” Của Chơi Hụi: Sợ Mà Vẫn Chơi
Các nguy cơ, cả tiềm ẩn lẫn rõ ràng, của chơi hụi thường được các phương tiện đại chúng cập nhật. Tuy nhiên, hình thức này vẫn rất phổ biến, đặc biệt với các phụ nữ nội trợ.
“Chắc nó trừ mình ra”
Cách nghĩ này có lẽ giúp lý giải tâm lý “ngược” của những con hụi - sợ nhưng vẫn chơi. Họ biết nguy cơ bể hụi nhưng vẫn tham gia vì nghĩ những chuyện “xui rủi” đó sẽ không xảy ra với mình. Bên cạnh đó, những hứa hẹn về mức lợi nhuận, cũng như nhu cầu cần tiền tại thời điểm chủ hụi mời gọi có thể đã thúc đẩy việc đưa ra quyết định nhanh hơn.
“Người quen vẫn tốt hơn”
Chúng ta cũng cần xét đến yếu tố “niềm tin” đã được đề cập ở phần đầu bài viết. Đa số những người tham gia chơi hụi đều trong vòng quen biết. Có nghĩa là họ đều ít nhiều biết nhau. Đồng thời, chủ hụi thường là người có uy tín lớn nên việc tín nhiệm của các hụi viên cũng trở nên dễ dàng hơn.
Một yếu tố khác chính là việc họ đã quen với thể thức hoạt động của hụi. Đặc biệt là cách tính lãi. Thay vì mất thời gian tìm hiểu một cách huy động vốn hoặc tích lũy khác (dù có tối ưu hơn), họ có thể tham gia hụi với những người thân quen và nhận số tiền mình cần để xoay xở việc cá nhân.
Sợ cái mới!
Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức phổ biến. Nhưng vì mức lãi suất chưa cao, cũng như thiếu tính linh hoạt trong rút tiền khiến nó trở thành lựa chọn ít được yêu thích.
Các ứng dụng công nghệ tài chính (fintech apps) giúp người dùng tích lũy với lợi nhuận tối ưu hơn vẫn chưa phổ biến. Momo là fintech app duy nhất lọt top 10 ứng dụng di động phổ biến nhất Việt Nam, theo báo cáo của Vietnam Mobile App Popularity 2023. Độ phủ của Momo đến từ khả năng tích hợp linh hoạt chức năng thanh toán online trên các sàn thương mại điện tử, và chuyển khoản ngân hàng. Tuy nhiên, ứng dụng này không chuyên về mảng hỗ trợ người dùng tích lũy vốn với mức lợi nhuận cao.
Thêm nữa, fintech apps vẫn còn là phạm trù khá mới ở Việt Nam, nên sự e dè của người dùng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ qua lựa chọn này vì đây chắc chắn sẽ là tương lai của quản lý tài chính.
Làm Thế Nào Nhận Biết Một Fintech App Uy Tín?
Việc tìm hiểu một fintech app là bước quan trọng nhất giúp bạn có được những lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Sau đây là những thông tin bạn nên cân nhắc:
- Thông tin về công ty/thương hiệu: Các nguồn tin chính thống về người sáng lập của công ty, tầm nhìn, và các nhà đầu tư chứng minh uy tín của thương hiệu đó.
- Thông tin về sản phẩm: Bạn cần biết chi tiết về cách hoạt động, mức lợi nhuận, tính linh hoạt rút tiền ra sao, và số tiền nạp tối thiểu khi sử dụng app. Thông tin càng rõ ràng và được trình bày theo cách dễ hiểu, ngắn gọn thì độ minh bạch của app đó càng cao.
- Cách phản hồi các thắc mắc của người dùng: Bạn cũng có thể xem cách một thương hiệu fintech app giải đáp những thắc mắc của người dùng trên các phương tiện đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội, để cân nhắc.
Nếu các thông tin trên đều cho thấy thương hiệu fintech đáng tin cậy, thì bạn có thể bắt đầu trải nghiệm những giải pháp của app. Mẹo nhỏ là hãy bắt đầu với vốn khởi điểm thấp!
Sau thời gian trải nghiệm và bạn hoàn toàn tin tưởng, thì hãy tăng số tiền và thời gian tích lũy để hưởng mức lợi nhuận cao nhất.
—
1Long, Fintech App startup của Việt Nam, vừa nhận được số vốn $500,000 (tương đương 12 tỷ VND) từ các quỹ đầu tư lớn như Iterative, Monk’s Hill Ventures, R2VP và Orionis Capital. Với hai sản phẩm chủ đạo là 1Safe và 1Term, 1Long mang đến những giải pháp tích lũy an toàn hơn nhưng lại giúp người dùng hưởng mức lợi nhuận cao (lên đến 9%), và cho phép linh hoạt rút tiền mọi lúc.
📲Trải nghiệm 1Long tại đây!
Chia sẻ bài viết này trên: