Tín dụng và Điểm tín dụng là gì? Những điều quan trọng cần nắm | Tạp chí 1LONG
Logo 1Long

Tạp chí

Hỏi đáp

Tài Chính Ngân Hàng

Tín dụng và Điểm tín dụng là gì? Những điều quan trọng cần nắm

Chi tiết về tín dụng và điểm tín dụng, những khái niệm quan trọng mà mỗi người tiêu dùng nên biết.

ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN

22 tháng 7, 2024

Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm

1. Tìm hiểu về tín dụng

Tín dụng là gì? 

Tín dụng, hiểu một cách đơn giản, là cho vay mượn. Đây là khái niệm thể hiện mối quan hệ vay mượn giữa bên vay và bên cho vay. Bên cho vay cung cấp tài chính cho bên vay, và bên vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản vay trong thời gian quy định, kèm theo lãi như một hình thức trả phí cho dịch vụ vay mượn. 



Tín dụng được phân loại như thế nào?

Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau, ví dụ như phân loại tín dụng dựa trên kỳ hạn, mục đích sử dụng hay tài sản đảm bảo, vv. Dưới đây là một trong những cách phân loại tín dụng phổ biến nhất dựa trên tài sản đảm bảo:

Vay tín chấp: Là hình thức vay dựa trên uy tín của người đi vay, mà không cần cầm cố tài sản đảm bảo cho người cho vay. Vay tín chấp thường được áp dụng cho các nhu cầu sử dụng vốn ít như vay tiêu dùng hàng ngày. Tuy nhiên, hình thức này thường có lãi suất khá cao. 

Vay thế chấp: Là hình thức vay yêu cầu người vay phải có tài sản đảm bảo để thế chấp cho người cho vay. Nhờ có tài sản thế chấp, hạn mức vay và thời hạn cho vay của hình thức cao khá cao, có thể lên đến 80% giá trị tài sản thế chấp. Tuy nhiên, người vay cần lưu ý về các khoản chi đi kèm và cách chứng minh thu nhập khi thực hiện thủ tục vay thế chấp.

Vay thấu chi: Là hình thức vay cho trường hợp khách hàng cá nhân chi tiêu vượt quá số tiền hiện có trong tài khoản của mình. Người đi vay có thể nhập được khoản vay gấp 5 lần lương, nhưng lãi suất tín dụng của hình thức này rất cao, lên đến 1.5 lần so với vay tín chấp. Không phải ai cũng có khả năng vay thấu chi do bên vay sẽ yêu cầu chứng minh thu nhập và khả năng trả nợ.




2. Tìm hiểu về điểm tín dụng

Điểm tín dụng là gì?

Điểm tín dụng là chỉ số đánh giá độ uy tín của người vay trong việc trả nợ. Các tổ chức tín dụng, như các cơ quan báo cáo tín dụng, sử dụng thông tin từ lịch sử tài chính của bạn để tính toán điểm tín dụng. Các yếu tố quan trọng bao gồm lịch sử trả nợ, mức nợ hiện tại, loại tín dụng sử dụng, thời gian bạn đã có tín dụng, và các yếu tố khác.

Một điểm tín dụng cao thường đi kèm với mức độ tin cậy cao, giúp người mượn có thể dễ dàng hơn khi xin vay tiền hoặc mở các tài khoản tín dụng. Ngược lại, một điểm tín dụng thấp có thể làm tăng rủi ro cho các tổ chức tín dụng, và người mượn có thể phải trả lãi suất cao hơn hoặc bị từ chối khi xin vay.

Việc duy trì một điểm tín dụng lành mạnh là quan trọng để có khả năng sử dụng tài chính một cách tích cực trong cuộc sống hàng ngày và để đảm bảo tiếp cận tốt hơn đối với các dịch vụ tài chính.



Điểm tín dụng được tính như thế nào?

Tại Việt Nam, các ngân hàng và tổ chức tài chính sử dụng điểm tín dụng được cung cấp bởi Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) để đánh giá mức độ uy tín của người cho vay. 

Trung tâm CIC đánh giá điểm tín dụng qua 5 yếu tố:

Lịch sử thanh toán (35%): Biểu hiện qua việc bạn đã trả nợ đúng hạn hay trễ hạn.

Mức nợ hiện tại (30%): Tổng số tiền bạn đang nợ, đặc biệt là so với hạn mức tín dụng.

Thời gian có tín dụng (15%): Khoảng thời gian bạn đã sử dụng các dịch vụ tín dụng.

Loại tín dụng sử dụng (10%): Có sự đa dạng trong loại hình tín dụng bạn sử dụng (ví dụ: thẻ tín dụng, vay mua nhà, vay ô tô).

Khoản tín dụng mới (10%): Số lượng và tần suất các truy vấn mới đối với tài khoản tín dụng của bạn.




3. Thang điểm tín dụng:

Điểm tín dụng thường giao động trong khoảng 150-750 điểm. Sau đây là đánh giá về các mức điểm: 



  • 150 - 321 điểm: Rủi ro rất cao, không đủ điều kiện vay. 
  • 322 - 430 điểm: Rủi ro cao, không đủ điều kiện vay 
  • 431 - 569 điểm: Rủi ro trung bình, đủ điều kiện vay nhưng lãi suất tương đối cao.
  • 570 - 679 điểm: Rủi ro thấp, đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và ưu đãi
  • 680 - 750 điểm: Rủi ro rất thấp, đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và ưu đãi. 

Theo thang điểm này, một điểm tín dụng cao thường đi kèm với ưu đãi tốt hơn khi xin vay và mức lãi suất thấp hơn. Ngược lại, điểm tín dụng thấp có thể gây khó khăn khi cần vay tiền hoặc sử dụng các dịch vụ tài chính. Vì vậy, bạn nên luyện tập các thói quen chi tiêu và quản lý tài chính để luôn giữ điểm tín dụng của mình ở mức cao.

Chia sẻ bài viết này trên:

Tài Chính Ngân Hàng

Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 là không khi nào quên Quy tắc số 1.

- Robert Louis Stevenson -

Đăng kí nhận các bài viết mới nhất từ 1Long

Đăng ký nhận bản tin không nhàm chán hàng tuần của chúng tôi về tiền tệ, thị trường, v.v

Bằng cách cung cấp email của mình, bạn đồng ý nhận thông tin liên lạc từ 1Long.