Tự Do Tài Chính: Những Sai Lầm & Tấm Bản Đồ Đến “Miền Đất Hứa” | Tạp chí 1LONG
Logo 1Long

Tạp chí

Hỏi đáp

Quản Lý Tài Chính

Tự Do Tài Chính: Những Sai Lầm & Tấm Bản Đồ Đến “Miền Đất Hứa”

Tự do tài chính không phải là nhiệm vụ bất khả thi, nhưng không dễ thực hiện. Những sai lầm trong tư duy tài chính nào đang cản trở bạn? Tìm hiểu tại đây!

ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN

29 tháng 7, 2024

Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm

Tự do tài chính có lẽ… là giấc mơ không của riêng ai. Nhưng không phải ai muốn cũng đều đạt được. Vì tài chính cần bạn làm nhiều hơn là chỉ mơ mộng. Chính điều này khiến tự do tài chính truyền cảm hứng bao nhiêu thì hành trình đặt chân đến “miền đất hứa” này kém hấp dẫn bấy nhiêu. Nếu sau rất nhiều nỗ lực mà mọi thứ vẫn đang giậm chân tại chỗ, thì rất có thể bạn đã và đang làm sai cách. 




Tự Do Tài Chính Là Gì?

Tự do tài chính, hiểu đơn giản, là khi bạn có thể chi trả cho mọi hoạt động thiết yếu và lối sống mơ ước của mình mà không bận tâm đến tài chính. Khái niệm này khác biệt vì nó nhấn mạnh đến sức mạnh tài chính, và khả năng dùng tài chính để kiến tạo cuộc sống như ý. Nói cách khác, đây là sự cân bằng lý tưởng trong đời sống tinh thần và vật chất.   




Bạn Có Đang “Trói” Tự Do Tài Chính Trong Tư Tưởng Không? 

Nhiều người ôm mơ và hừng hực khí thế lên đường tìm kiếm tự do tài chính. Và không ít trong số họ đã trở về cùng những mảnh vỡ của chính giấc mơ đó. Thực tế không dễ dàng, nhưng không đồng nghĩa rằng đây là điều không thể. 


Thay vì thất vọng ê chề, thì việc cần làm là nhìn lại ‘gốc rễ’ vì sao chúng ta chưa làm được. Chuỗi hành động đúng là kết quả của một tư duy đúng. Vì thế, trước khi có hành động cụ thể, chúng ta sẽ phân tích những quan điểm phổ biến liên quan về tự do tài chính. Liệu chúng đang thúc đẩy hay đang “trói buộc” bạn?  




“Tự Do Tài Chính Là Trở Thành Triệu Phú”

Một nghịch lý buồn cười rằng không phải ai giàu cũng đều đạt tự do tài chính. Nhưng người đã đạt đến trạng thái này thường là người có nhiều tiền/tài sản. Chắc vì vậy mà nhiều người lầm tưởng cần phải trở thành triệu phú hoặc tỷ phú.


Tuy nhiên, giàu có và tự chủ về tài chính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì tự do tài chính chú trọng vào chất lượng cuộc sống, và việc sử dụng tiền/tài sản làm bệ phóng cho những dự định mơ ước và đam mê, chứ không hẳn tập trung vào số lượng tài sản họ đang nắm giữ. 


Đôi khi khối lượng tài sản của một người không thuộc “top 1% earners” để được gọi là siêu giàu, theo chuẩn của Internal Revenue Service (IRS). Nhưng họ lại đang ở trạng thái tự chủ về tài chính vì người đó có đủ nguồn lực để sống thoải mái, và thỏa sức làm điều mình muốn. 


Cho nên đừng để số tiền “khổng lồ” mà nhiều người hô hào tạo ra áp lực không đáng có. Dĩ nhiên bạn sẽ cần nhiều tiền. Nhưng bạn không cần phải trở thành triệu phú.. 




“Tự Do Tài Chính Là Lối Sống Xa Xỉ”  

Đây cũng là một trong những suy nghĩ phổ biến, dẫn đến những hiểu lầm như phải làm triệu phú mới tự do tài chính được. Nếu chuyện đi xe hiệu hay ăn uống ở nhà hàng sang trọng là mục tiêu trong kế hoạch tài chính, thì đó cũng là một lựa chọn của cá nhân. Chứ nó không phải là lối sống đại diện cho sự tự chủ về tài chính. 


Thực tế thì tự do tài chính tập trung vào việc tích lũy đủ để bạn có được lối sống như ý mình mà không canh cánh chuyện tiền nong. Đó là lý do vì sao số tiền/tài sản mục tiêu của từng người cho mục tiêu thoát khỏi nỗi lo về tiền bạc là rất khác nhau. Nó tùy thuộc vào lối sống họ mong muốn, và những nhu cầu cá nhân khác.  




“Tự Do Tài Chính và Độc Lập Tài Chính Giống Nhau”

Độc lập tài chính có thể gây nhiễu ít nhiều khi bạn tìm hiểu về tự do tài chính. Giống nhau thì không phải, nhưng lại không dễ để phân biệt hai khái niệm này. 


Độc lập tài chính là khi bạn có thể chi trả mọi chi phí trong cuộc sống mà không bị phụ thuộc vào người khác hoặc vướng vào nợ xấu. Tâm điểm của độc lập tài chính là sự ổn định tài chính để duy trì mức sống mà không phải quá lo nghĩ, hoặc cuống cuồng tìm thêm việc để đa dạng nguồn thu nhập. Một cách nói dân dã hơn cho trạng thái này là “thoải mái”.


Khi ai đó nói họ thoải mái với tình hình tài chính cá nhân. Điều đó đồng nghĩa là họ có thể hoàn toàn chi trả cho mức sống hiện tại. Nhưng họ vẫn đưa ra các quyết định nằm trong vùng an toàn của khoản tiết kiệm, và những nguồn thu nhập thụ động. 


Trong khi đó, người đạt tự do tài chính sẽ không chỉ “thoải mái”, mà còn được “tung hoành” với những ý tưởng, đam mê, và “tiếng gọi” bên trong mà không bị trói buộc bởi vấn đề tiền bạc. 




“Tự Do Tài Chính Là Không Cần Làm Việc Nữa”

Suy nghĩ này không hoàn toàn sai, nhưng nó không phải là toàn bộ bức tranh. Vì tự do tài chính không đồng nghĩa với việc nghỉ hưu hoàn toàn. Nhiều bạn trẻ cố gắng đạt đến trạng thái này với mục tiêu cụ thể như nghỉ hưu sớm. Nghĩa là họ không phải chịu áp lực cơm áo gạo tiền để có nhiều thời gian thực hiện những dự định tâm huyết, những điều thuộc về họ. 


Bạn nên cẩn thận với lối suy nghĩ này, để tránh hiểu lầm rằng tự do tài chính là đích đến giúp bạn thoải mái phủ phê với núi tiền tiêu mãi không hết. Để hoàn toàn không lo nghĩ đến tiền bạc, bạn cần đảm bảo số tiền/tài sản mà bạn tích lũy, được phân bổ hợp lý vào những nguồn uy tín để tự sinh sôi nảy nở với mức lợi nhuận cao. Điều này đòi hỏi nhiều công sức nghiên cứu, và cập nhật thị trường để lựa chọn và điều chỉnh giúp gia tăng tài sản của bạn.




“Muốn Tự Do Tài Chính Thì Phải Đầu Tư” 

Quan điểm này khá phổ biến, vì đầu tư là một trong những cách hiệu quả được nhiều chuyên gia tư vấn. Tuy nhiên, nếu nghĩ đó là lựa chọn duy nhất để đạt được tự do tài chính thì chưa đúng. 


Bên cạnh đầu tư, bạn có thể áp dụng những phương thức khác để gia tăng tiền của mình, như: 



  • Tìm kiếm công việc lương cao
  • Tối giản hóa các nhu cầu giải trí, ăn uống (smart budgeting) 
  • Gia tăng nguồn thu nhập bằng công việc ngoài giờ (side hustles) 


Những cách này có thể giúp bạn tăng thu nhập, và cắt giảm chi tiêu để mức tích lũy tăng dần đều theo thời gian. Nhưng nếu chỉ áp dụng những cách thức này, bạn vẫn tốn nhiều công sức, thời gian để tạo ra nguồn thu nhập và tiền của bạn chưa tự sinh ra tiền. 


Vì vậy, bạn nên kết hợp thêm với đầu tư để nhanh chóng đạt được tự do tài chính. Đầu tư có thể tạo ra nguồn thu nhập thụ động, đồng thời, là cái khiên giúp bạn giảm ảnh hưởng của lạm phát. 


Tỷ lệ lợi nhuận càng lớn, mức độ rủi ro càng cao. Cho nên, khi đầu tư, bạn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố như vốn đầu tư, mức độ chịu rủi ro, và kiến thức về đầu tư. Nếu bạn không phải là một nhà đầu tư mạo hiểm, cách tốt nhất là lựa chọn những nguồn đầu tư an toàn và có mức lợi nhuận ổn định. 




“Tấm Bản Đồ” Đến Tự Do Tài Chính 

Nguyên tắc cơ bản để đạt được tự do tài chính là gia tăng mức tích lũy, và tìm cách để tiền tự sinh lời. Cùng tìm hiểu 8 gợi ý sau, để góp nhặt những kiến thức thú vị và hữu ích, vẽ nên tấm bản đồ đưa bạn đến “miền đất hứa”. 




  1. Xác định mục tiêu tài chính: Đừng chỉ gói mục tiêu của bạn trong bốn chữ “tự do tài chính”, mà phải khiến nó thật cụ thể với mốc thời gian, và số tiền bạn mong muốn đạt được.  
  2. Đặt ra mức chi tiêu hằng tháng: Cách này giúp bạn giữ kỷ luật trong chi tiêu, và có khoản tiết kiệm mỗi tháng, để đảm bảo tiến trình đạt đến sự tự chủ về tài chính. 
  3. Ưu tiên trả các khoản nợ có lãi suất cao: Sử dụng thẻ tín dụng giúp bạn linh hoạt số tiền bạn có. Tuy nhiên, mức lãi suất lại rất cao. Vì thế, việc lạm dụng, hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thẻ tín dụng/nợ tiêu dùng sẽ ảnh hưởng xấu đến tài chính cá nhân của bạn. 
  4. Tạo quỹ tiết kiệm tự động: Bạn có thể đăng ký kế hoạch nghỉ hưu tại công ty đang làm việc, hoặc lập tài khoản tiết kiệm với số tiền cố định được nạp tự động hàng tháng từ tài khoản nhận lương. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo các gói tiết kiệm của ngân hàng, và những giải pháp tích lũy của những fintech apps uy tín. 1Long hiện có hai giải pháp tích lũy - 1Safe, 1Term, 1Income cho phép người dùng linh hoạt rút tiền và hưởng mức lợi nhuận lên đến 9,9%/năm. 
  5. Đầu tư: Như đã đề cập ở trên, đầu tư là cách giúp bạn gia tăng tiền/tài sản hiệu quả.hưng bạn cần có những kiến thức nền tảng để đưa ra những quyết định hợp lý, và tạo ra mức lợi nhuận tốt nhất. Bạn có thể bắt đầu bằng cách mở một tài khoản trực tuyến (online account) để trải nghiệm và học cách đầu tư. 
  6. Theo dõi điểm tín dụng của bạn: Điểm tín dụng (credit score) mô tả khả năng trả nợ của một cá nhân. Vì vậy, bạn cần giữ điểm tín dụng của mình ở mức cân bằng để đảm bảo bạn không có những khoản nợ xấu, và thể hiện khả năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. 
  7. Cập nhật tình hình tài chính và kinh tế: Nếu đã bắt đầu đầu tư thì đây là việc bạn cần làm. Khi có đầy đủ thông tin về thị trường, bạn sẽ có những điều chỉnh kịp thời cho danh mục đầu tư để giảm thiểu những thiệt hại, và tối đa hóa lợi nhuận. 
  8. Lựa chọn lối sống tiết kiệm phù hợp: Các nguồn thu nhập thụ động từ đầu tư giúp bạn đảm bảo tính sinh lời của tiền/tài sản. Nhưng bạn không thể xem nhẹ việc tiết kiệm với nguyên tắc đơn giản - Chi tiêu < Thu nhập. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ phải sống kiêng khem, hoặc khổ hạnh. Lựa chọn lối sống tối giản - tập trung vào những thứ bạn thực sự cần hơn là những ham muốn nhất thời, sẽ giúp bạn tạo ra cuộc sống chất lượng và tư duy tiết kiệm lành mạnh. 


Hành trình của bạn đến tự do tài chính như thế nào rồi? Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có được những gợi ý thú vị cho quá trình đạt được mục tiêu tài chính cá nhân! 


Tham khảo các giải pháp tích lũy của 1Long với mức lợi nhuận lên đến 9,9%/năm và cơ chế rút tiền linh hoạt tại đây!

Chia sẻ bài viết này trên:

Quản Lý Tài Chính

Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 là không khi nào quên Quy tắc số 1.

- Robert Louis Stevenson -

Đăng kí nhận các bài viết mới nhất từ 1Long

Đăng ký nhận bản tin không nhàm chán hàng tuần của chúng tôi về tiền tệ, thị trường, v.v

Bằng cách cung cấp email của mình, bạn đồng ý nhận thông tin liên lạc từ 1Long.