Quản Lý Tài Chính
Xác định mục tiêu tài chính - kim chỉ nam cho hành trình quản lý tài sản
Xác định mục tiêu cụ thể sẽ khiến việc thực hiện các dự định tài chính của bạn trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN
22 tháng 7, 2024
Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm
Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các loại mục tiêu tài chính, cách để bạn đặt mục tiêu và sắp xếp thứ tự ưu tiên hiệu quả, để cải thiện tài chính cá nhân ở từng giai đoạn.
Mục tiêu tài chính là gì?
Mục tiêu tài chính không chỉ là một danh sách các ước mơ, mà còn là bản đồ định hướng cho sự ổn định, và thành công về mặt tiền bạc trong cuộc sống. Chúng không chỉ giúp xác định ngân sách cho từng dự định cụ thể, mà còn giúp bạn kiểm soát tài chính cá nhân, tăng cường khả năng tiết kiệm và đầu tư.
Mỗi người trong chúng ta, phụ thuộc vào nghề nghiệp, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, mục tiêu cuộc sống mà các mục tiêu về tài chính và thứ tự ưu tiên sẽ rất khác nhau.
Tuy nhiên, cho dù mục tiêu của bạn là gì, chúng đều đòi hỏi sự cụ thể, có kế hoạch và quy tắc thì mới có thể tính khả thi. Bạn có thể áp dụng công thức SMART để đặt ra một mục tiêu hiệu quả. Quy tắc SMART là một hệ thống để xác định và đảm bảo mục tiêu của bạn có các điểm dưới đây:
- Specific - cụ thể
- Measurable - có khả năng đo lường được
- Achievable - có khả năng đạt được
- Relevant - có ý nghĩa
- Time-bounded - được đặt thời hạn cụ thể.
Ví dụ, mục tiêu tài chính ngắn hạn là tích lũy cho chuyến du lịch vào tháng 6 và bắt đầu từ tháng 1 (có ý nghĩa), với tổng ngân sách khoảng 12 triệu (cụ thể). Bạn có 6 tháng để tiết kiệm (thời hạn), thì mục tiêu 1 tháng của bạn cần là 500.000 đồng (đo lường được và có khả năng đạt được).
Có mục tiêu tài chính cụ thể, rõ ràng là tiền đề cho sức khỏe tài chính vững vàng và tương lai ổn định
Có các loại mục tiêu tài chính nào?
Mục tiêu tài chính có thể chia thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Ngắn hạn (0-3 Năm)
Các mục tiêu này đáp ứng các nhu cầu trong tương lai gần, như chi phí cho chuyến du lịch, sửa chữa nhà, thay thế thiết bị điện tử.
Một số mục tiêu ngắn hạn bạn có thể tham khảo:
- Quỹ khẩn cấp cá nhân: Tích lũy một khoản tiền tương đương 3-6 tháng chi phí cần thiết (như tiền nhà, tiền ăn, điện, nước) để sử dụng trong trường hợp không mong muốn, như mất việc làm, hay cắt giảm thu nhập.
- Thanh toán nợ có lãi suất cao: Tập trung vào thanh toán nợ tín chấp, hoặc thẻ tín dụng có lãi suất cao để giảm bớt gánh nặng tài chính từ lãi suất.
- Các dự định trong tương lai gần: có thể bao gồm việc tiết kiệm cho các kỳ nghỉ, mua sắm thiết bị điện tử hoặc gia dụng mới, sửa nhà, cưới hỏi.
Trung hạn (3-10 Năm)
Các mục tiêu trung hạn hướng đến các dự định có chi phí lớn hơn, kéo dài từ 3 đến 5 năm, như mua ô tô, thanh toán nợ. Việc hoàn thành các mục tiêu trung hạn yêu cầu sự kiên nhẫn, kỷ luật và cách đầu tư tối ưu hơn.
Một số mục tiêu trung hạn bạn có thể tham khảo:
- Tiết kiệm trả trước cho căn nhà đầu tiên: Tích lũy một khoản tiền lớn để đóng trước cho việc mua căn nhà đầu tiên.
- Mua xe hơi: Tập trung vào việc tiết kiệm để mua một chiếc ô tô mới hoặc cũ, hoặc để thanh toán một phần lớn cho việc mua xe.
Dài hạn (Trên 10 Năm)
Mục tiêu dài hạn, quan trọng nhằm đảm bảo tài chính cho tuổi già, mua nhà trả góp hoặc chuẩn bị quỹ hưu trí. Những mục tiêu này thường bị bỏ qua, nhưng lại quan trọng với những người có tâm lý "lo xa", giúp xây dựng tài sản và chuẩn bị cho tương lai.
Một số mục tiêu dài hạn bạn có thể tham khảo:
- Quỹ hưu trí: Xây dựng một quỹ tiết kiệm hoặc đầu tư dài hạn để đảm bảo một tài chính ổn định khi về hưu.
- Quỹ giáo dục cho con gái: Tiết kiệm hoặc đầu tư để chuẩn bị cho việc đóng học phí cho con cái trong tương lai.
- Quỹ dự phòng rủi ro: Đầu tư vào các công cụ như bảo hiểm nhân thọ hoặc đầu tư dài hạn nhằm bảo vệ tài chính cá nhân trước rủi ro không mong muốn.
Mục tiêu tài chính là kim chỉ nam giúp bạn thực hiện hóa được các ước mơ và dự định trong cuộc sống
Bạn nên ưu tiên mục tiêu tài chính nào?
Mỗi chúng ta sẽ có thể có rất nhiều mục tiêu tài chính khác nhau, từ ngắn hạn đến dài hạn. Chìa khóa để quản lý, và hiện thực hóa các mục tiêu này là sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu, và tập trung nguồn lực cho những mục tiêu quan trọng trong từng giai đoạn.
Một phương pháp đơn giản để sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu tài chính là chia chúng thành ba nhóm:
- Các mục tiêu cần thiết (essential goal): Đây là các mục tiêu tối quan trọng để đảm bảo bạn có một sức khỏe tài chính ổn định, và vững vàng trong thời gian dài. Một số mục tiêu trong mục này có thể là xây dựng quỹ khẩn cấp 3-6 tháng, quỹ hưu trí, trả hết các loại nợ, tham gia bảo hiểm nhân thọ.
- Các mục tiêu quan trọng (important goal): Tuy có thứ tự ưu tiên thấp hơn các mục tiêu cần thiết, nhưng các mục tiêu ở nhóm này vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng cho giá trị cốt lõi trong cuộc sống của bạn. Ví dụ như mua nhà, mua xe, xây dựng quỹ giáo dục cho con.
- Các mục tiêu mong muốn (aspirational goal): Các mục tiêu trong nhóm này đại diện cho những điều bạn muốn có được trong cuộc sống. Nhưng nếu không đạt được cũng không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe tài chính của bạn. Một số mục tiêu trong nhóm này có thể là đi du lịch nước ngoài, mua căn nhà thứ hai, hay tiêu dùng cho sở thích cá nhân.
Trong ba nhóm này, hãy luôn đặt mục tiêu cần thiết ở thứ tự ưu tiên cao nhất. Trong trường hợp bạn có nhiều hơn một mục tiêu cần thiết, bạn cần ưu tiên mục tiêu cần thiết ngắn hạn trước, sau đó là trung hạn và dài hạn.
Ví dụ, nếu các mục tiêu cần thiết bạn đang có là trả hết nợ thẻ tín dụng, xây dựng quỹ khẩn cấp và quỹ hưu trí. Hãy ưu tiên hai mục tiêu ngắn hạn là trả hết nợ thẻ tín dụng, và xây dựng quỹ khẩn cấp trước, sau đó mới tập trung vào quỹ hưu trí.
Bắt đầu thực hiện hóa mục tiêu tài chính từ đâu?
Sau khi đã xác định được mục tiêu cụ thể và thứ tự ưu tiên, bạn có thể bắt tay vào tạo lập ngân sách và lên kế hoạch tích lũy đầu tư.
Bạn có thể tham khảo phương pháp 50/30/20 để bắt đầu tạo ngân sách, và quản lý thu chi hàng tháng của mình. Phương pháp này cũng giúp bạn xác định mức chi tiêu tối thiểu cần để sống, và sử dụng ngân sách còn lại để hoàn thành các mục tiêu tài chính.
Để gia tăng tốc độ hoàn thành mục tiêu, hãy cân nhắc mở tài khoản tiết kiệm ở các ngân hàng, hay các ứng dụng tài chính để gia tăng khoản tích lũy nhờ việc nhận lợi nhuận. Sản phẩm tích lũy 1Safe của 1Long với khả năng tích lũy linh hoạt, không thời hạn, và lợi nhuận lên đến 5.5%/năm là một lựa chọn phù hợp giúp bạn tích lũy tiền cho các mục tiêu tài chính ngắn, và trung hạn yêu cầu độ rủi ro thấp cùng khả năng rút, nạp tiền linh hoạt.
Chia sẻ bài viết này trên: