Quản Lý Tài Chính
Xây dựng quỹ phòng hộ từ tích lũy: Từng bước để thực hiện
Làm thế nào để bạn xoay sở khi một ngày thức dậy, bạn đột nhiên bị mất việc, hay gặp một sự cố không mong muốn nhưng vẫn phải duy trì chi tiêu cho cuộc sống? Câu trả lời chính là xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp.
ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN
22 tháng 7, 2024
Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm
Việc có một quỹ dự phòng cho những trường hợp bất trắc là rất quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống, và sức khỏe tài chính của bạn. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách bạn có thể xây dựng một quỹ dự phòng khẩn cấp cho bản thân.
Quỹ dự phòng khẩn cấp giúp bạn vượt qua các biến cố trong cuộc sống dễ dàng hơn
Quỹ dự phòng khẩn cấp là gì?
Không chỉ là một khoản tiền dự trữ, quỹ dự phòng khẩn cấp còn mang đến sự an tâm, là lối thoát an toàn trong những tình huống bất ngờ. Đây là một lớp bảo vệ tài chính cho bạn và gia đình, không phụ thuộc vào việc vay mượn, hoặc bán đứt tài sản để giải quyết các tình huống khó khăn.
Những lý do bạn cần có quỹ dự phòng khẩn cấp
- Bảo vệ cuộc sống hàng ngày và mang lại sự an tâm: Khi đối mặt với những biến động không mong muốn, hay gặp sự cố tài chính đột ngột, có quỹ dự phòng khẩn cấp sẽ giúp cuộc sống hàng ngày của bạn tránh bị đảo lộn quá nhiều. Bạn vẫn còn thể chi trả những hóa đơn, và chi phí cần thiết hàng tháng trong lúc tập trung giải quyết vấn đề.
- Bảo vệ kế hoạch tài chính đường dài: Quỹ dự phòng giúp bảo vệ khoản tiết kiệm, và đầu tư đường dài của bạn khỏi những mục đích chi tiêu không mong muốn. Việc này sẽ giúp tránh ảnh hưởng tới lộ trình tài chính tương lai của bản thân như mua nhà, quỹ hưu trí hay quỹ giáo dục cho con.
- Tránh rơi vào nợ nần và tiết kiệm chi phí: Quỹ này còn giúp bạn không phải tìm kiếm các giải pháp vay với lãi suất cao khi đối mặt với tình huống tài chính cấp bách. Từ đó, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí không đáng có từ việc trả lãi.
Đừng để kế hoạch mua nhà, hay đầu tư dài hạn của bạn bị ảnh hưởng vì thiếu đi quỹ dự phòng khẩn cấp
Cần bao nhiêu tiền cho quỹ dự phòng khẩn cấp?
Theo nhiều nghiên cứu thì bạn nên tích lũy từ 3-9 tháng chi phí sinh hoạt hàng ngày cho một quỹ dự phòng. Tuy nhiên, việc này có thể linh hoạt theo tình hình kinh tế chung, và các yếu tố cá nhân như số người trong gia đình, tính ổn định của ngành nghề, và mức độ chịu đựng rủi ro của bạn.
Bạn có thể cân nhắc 3 cấp độ sau khi lựa chọn mục tiêu xây dựng quỹ:
- Cấp độ 1: Đủ tiền để chi trả 3-9 tháng chi phí thiết yếu như nhà cửa, thực phẩm và các chi phí hàng ngày khác.
- Cấp độ 2: Đủ tiền để chi trả 3-9 tháng chi phí sinh hoạt, bao gồm cả những khoản chi tiêu không thiết yếu như giải trí, du lịch, hay mua sắm.
- Cấp độ 3: Đủ tiền để chi trả 3-6 tháng thu nhập hiện tại của bạn, bao gồm cả các khoản tiết kiệm hoặc đầu tư.
Ví dụ: Khi đối mặt với thị trường lao động khó khăn hoặc nền kinh tế suy thoái, bạn có thể muốn tích lũy 9 tháng ở cấp độ 2, hoặc 3 để đảm bảo an toàn tài chính. Khi tình hình kinh tế cải thiện, bạn có thể điều chỉnh quỹ xuống còn 6 tháng ở cấp độ 2 để tối ưu hóa tiết kiệm và đầu tư. Điều này cho phép bạn linh hoạt thích ứng với biến động của nền kinh tế mà vẫn đảm bảo sự an toàn tài chính cá nhân.
Trường hợp nào nên và không nên sử dụng quỹ dự phòng khẩn cấp?
Việc sử dụng quỹ dự phòng khẩn cấp cần được xem xét, và quyết định một cách cẩn trọng để đảm bảo tính cấp bách và hiệu quả. Dưới đây là những trường hợp nên và không nên sử dụng quỹ dự phòng:
Nên sử dụng quỹ dự phòng khẩn cấp khi:
- Mất việc làm đột ngột: Khi mất nguồn thu nhập chính và cần thời gian để tìm kiếm công việc mới, quỹ dự phòng sẽ giúp duy trì cuộc sống hàng ngày mà không cần lo lắng về tài chính.
- Sự cố y tế khẩn cấp: Khi phát sinh chi phí y tế đột ngột, quỹ dự phòng có thể hỗ trợ trong việc chi trả cho các chi phí không được bảo hiểm, hoặc chi phí phát sinh ngoài dự tính.
- Các sự kiện khẩn cấp khác: Những tình huống như thiên tai, sự cố nhà cửa, hoặc cần phải chi trả ngay lập tức cho việc khắc phục sự cố, bạn có thể dùng quỹ này.
Không nên sử dụng quỹ dự phòng khẩn cấp khi:
- Chi tiêu cho mục đích có dự tính trước: Việc sử dụng quỹ cho các chi phí dự tính, hoặc có thể lập kế hoạch trước là lựa chọn không phù hợp. Nên tạo ra các nguồn tiền khác để chi trả cho những mục tiêu này.
- Tiêu tiền cho các mục đích không cần thiết: Các khoản không cần thiết như mua sắm xa xỉ, hoặc du lịch không định kỳ không nên được đưa vào quỹ khẩn cấp. Bạn nên có một quỹ tích lũy riêng cho những nhu cầu này.
- Đầu tư hoặc chi tiêu rủi ro cao: Không nên sử dụng quỹ để đầu tư vào các giao dịch rủi ro cao, hoặc chi vào những mục đích không chắc chắn về tính khẩn cấp và cần thiết.
Cất giữ quỹ dự phòng khẩn cấp ở đâu?
Nơi cất giữ quỹ lý tưởng cần đáp ứng được 3 yếu tố sau:
- Đảm bảo tiền không bị trượt giá theo thời gian do tác động của lạm phát.
- Tính linh hoạt trong việc rút tiền bất cứ khi nào cần thiết.
- Mức độ rủi ro thấp: Các loại đầu tư có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng đi kèm với mức rủi ro cao, không phù hợp để bạn gửi gắm quỹ dự phòng.
Một lựa chọn có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên là gói tích lũy 1Safe:
- Tích lũy không thời hạn và khả năng nạp, rút linh hoạt mà không mất lợi nhuận giúp bạn rút tiền bất cứ khi nào bạn cần
- Lợi nhuận cao, lên tới 5.5%/năm giúp bạn tránh tiền trượt giá và tự động gia tăng quỹ
- Tính rủi ro thấp do tiền của bạn được đầu tư vào các sản phẩm tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu uy tín của các tổ chức lớn
Gói tích lũy 1Safe là lựa chọn lý tưởng để bạn lưu trữ quỹ dự phòng khẩn cấp một cách an toàn
Bắt đầu tích lũy cho quỹ dự phòng khẩn cấp như thế nào?
Tương tự như những khoản tích lũy khác, việc xây dựng và tích lũy cho quỹ dự phòng cũng cần được lên mục tiêu, và kế hoạch cụ thể. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về lên kế hoạch tiết kiệm tại đây.
Ngoài ra, đây là một số tips để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành quỹ dự phòng khẩn cấp:
- Đa dạng hóa nguồn thu nhập
- Tiết kiệm các khoản chi tiêu không thiết yếu như các khoản về giải trí, ăn ngoài, sở thích
- Tận dụng các khoản tiền thưởng, các nguồn thu không định kỳ, hay các khoản ngân sách còn dư từ những chi tiêu khác.
Quỹ dự phòng khẩn cấp chính là phao cứu trợ cho bạn khi cần đối mặt với các thời điểm thử thách trong cuộc sống. Vì vậy, hãy bắt tay vào việc tích lũy cho quỹ dự phòng theo **các phương pháp như 50/30/20** và thực hiện các mục tiêu tài chính quan trọng trong cuộc đời.
Tải 1Long trên App Store hoặc Google Play để bắt đầu tích lũy cho quỹ dự phòng khẩn cấp của bạn với lợi nhuận vượt trội lên tới 5.5%/năm!
Chia sẻ bài viết này trên: