Sự Thật Sau Những Deal Khuyến Mãi & 5 Mẹo Mua Sắm Tiết Kiệm | Tạp chí 1LONG
Logo 1Long

Tạp chí

Hỏi đáp

Quản Lý Tài Chính

Sự Thật Sau Những Deal Khuyến Mãi & 5 Mẹo Mua Sắm Tiết Kiệm

Chương trình khuyến mãi giảm giá có thật sự giúp bạn tiết kiệm?

ĐƯỢC VIẾT BỞI ADMIN

29 tháng 7, 2024

Tạp chí 1Long mang đến cho bạn những thông tin, góc nhìn mới nhất về đời sống, tài chính, và hơn thế nữa. Xem thêm

Trong một tập hài độc thoại Guess How Much?, nghệ sĩ hài Jimmy Yang kể một câu chuyện về câu hỏi mẹ anh thường hay hỏi khi mới mua được một món đồ mới, “Con đoán thử nó bao nhiêu tiền?”. Nếu anh nói con số cao hơn nhiều số tiền bà đã trả, thì bà sẽ rất hào hứng và xem đó là một thành tựu. 


Dù chỉ là một câu chuyện vui, nhưng nó cũng thể hiện phần nào cảm giác chiến thắng khi chúng ta mua được hàng giảm giá. Cảm giác này gây nghiện không kém gì việc uống rượu và hút thuốc. 


Không chỉ việc có được món hàng mà không phải trả nguyên giá, niềm vui còn đến từ tính “gây cấn” của cuộc “đi săn” mã giảm giá. Vừa như một cuộc phiêu lưu để khám phá những deal khuyến mãi hời nhất, vừa kịch tính như như một cuộc chạy đua vì giới hạn số lượng mã hoặc thời gian hiệu lực. 


Hấp dẫn, nhưng liệu khuyến mãi có thật sự “hời” như bạn nghĩ? Nó đang tạo ra hiệu ứng tiết kiệm “ảo”? 


Cùng 1Long tìm hiểu trong bài viết này, và bỏ túi thêm 5 mẹo mua sắm hữu ích giúp bạn thật sự tiết kiệm nhé! 


Có thể bạn quan tâm: 5 xu hướng tiêu dùng và tiết kiệm cá nhân năm 2024



Bạn Có Đang Mua Sắm Vì Khuyến Mãi? 


“Đang có đợt khuyến mãi, để lên xem có cần mua gì không?”, dần trở thành câu nói quen thuộc của nhiều người. Bạn có nhận thấy điều gì bất thường không? 


Trước đây, chúng ta hay nói “Mình cần mua [tên món đồ], sẵn có khuyến mãi nên mua luôn.” Vai trò của khuyến mãi lúc này là đẩy nhanh quá trình quyết định mua hàng, với những món hàng bạn đã sẵn có nhu cầu.   


Với câu “Đang có đợt khuyến mãi, để lên xem có cần mua gì không?”, sức mạnh của các đợt khuyến mãi đã được nâng cấp. Nó có thể tạo ra nhu cầu mua sắm những món hàng, trước cả khi bạn cần đến nó. 


Hay nói cách khác, bạn mua sắm vì có khuyến mãi, hơn là vì bạn đã lên kế hoạch mua chúng từ trước. 


Ngoài những dopamine, hay tính “gây cấn” của cuộc săn sale, thì những chương trình khuyến mãi khiến bạn cảm thấy mình đang Tiết Kiệm, chứ không phải Tiêu Tiền.    



Deal Khuyến Mãi Có Thật Sự “Hời”? 

“Hời” được dùng khi bạn có được một món đồ chất lượng, với giá thấp hoặc thậm chí miễn phí. Nói cách khác, “hời” là phần nhận nhiều hơn phần bỏ ra. 


Lần này, chúng ta sẽ bắt đầu với kết luận trước: Khuyến mãi thật ra không “hời” như bạn nghĩ. Vì sao? 


Hãy bắt đầu với một tình huống thế này: 


Bạn đang muốn mua một chiếc áo, với giá là 350.000 VNĐ. Hiện đang có đợt khuyến mãi, nên giá của áo giảm còn 330.000 VNĐ. 


Bạn thấy một mã khuyến mãi: Giảm 60k cho hóa đơn từ 400.000 VNĐ. Bạn sẽ làm gì? 


“Sao không thử xem thêm các món khác, biết đâu mình lại cần? Chỉ cần thêm 50.000 VNĐ vào đơn hàng thì sẽ được giảm thêm 60.000 VNĐ!” 


Thế là bạn chọn thêm một chiếc quần tây, với giá 550.000 VNĐ. Đơn hàng của bạn tăng lên thành 900.000 VNĐ. Mã giảm của bạn không chỉ 30k mà là 60.000 VNĐ. Hóa đơn thực trả sẽ là 840.000 VNĐ. 


Một mã khuyến mãi khác lại xuất hiện: Giảm 110k cho hóa đơn từ 1 triệu VNĐ. Bạn đang để ý đến chiếc mũ với giá 250.000 VNĐ. Bạn sẽ làm gì?


Trò ảo thuật của khuyến mãi 


Chương trình giảm giá sẽ gia tăng khuyến mãi theo giá trị đơn hàng của bạn. Nói đơn giản hơn, mua càng nhiều thì càng được giảm giá. 


Mục tiêu chính yếu của khuyến mãi là kích thích để bạn mua nhiều hơn. Và nó chưa bao giờ thất bại trong nhiệm vụ của mình. 


Trong ví dụ trên, rất có thể bạn không mua chiếc áo với giá 350.000 VNĐ, giảm 20.000 VNĐ (tổng đơn là 330.000 VNĐ). Bạn sẵn lòng chi thêm 550.000 VNĐ, để được giảm 60.000 VNĐ, cho đơn 900.000 VNĐ (tổng đơn là 840.000 VNĐ). 


Trò ảo thuật của khuyến mãi là nó có thể làm nổi bật số tiền bạn đang tiết kiệm tăng từ 20.000 VNĐ lên 60.000 VNĐ, và làm tàng hình số tiền phải trả đã tăng từ 330.000 VNĐ lên 840.000 VNĐ. 



Đang liên minh với FOMO 

FOMO (Fear of Missing Out) là hội chứng sợ bỏ lỡ thông tin, sự kiện, hoặc cơ hội nào đó. FOMO được kết hợp hoàn hảo trong những đợt khuyến mãi, để tăng thêm phần kịch tính của cuộc săn sale, và kích thích bạn quyết định mua hàng nhanh hơn. 


“Mã giảm giá hết hạn sau 24h” hay “Mã giảm giá giới hạn trong 100 lượt đầu tiên” 


Bạn cảm thấy bị thúc giục phải nhanh chóng nhấn mua hàng, trước khi mã giảm giá đó hết hiệu lực. Nên bạn không có đủ thời gian để tính toán. Điều này cũng là đòn bẩy giúp ích cho trò ảo thuật của khuyến mãi kể trên. 


Một chi tiết nữa, đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử (eCommerce), là các chương trình khuyến mãi thường diễn ra vào ban đêm. “Thức săn sale” là cụm từ xuất hiện những năm gần đây, vì hiện trạng nhiều người thức canh mốc giảm giá. 


Các nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta thường dễ quyết định hơn vào ban đêm, vì não lúc đó đã mệt sau một ngày làm việc. Nên các quyết định vào ban đêm của bạn thường là quyết định thiên về cảm tính hơn là lý tính. 



Tiền không phải là thứ duy nhất bị mất 

Dấn thân vào guồng quay khuyến mãi, để nhận và muốn nhận thêm các mã giảm giá, có thể khiến bạn trả nhiều tiền hơn dự tính ban đầu. 


Không những thế, bạn còn không tiếc chi hàng giờ đồng hồ, dạo thêm vài vòng siêu thị hay các trang thương mại điện tử để xem các hàng giảm giá, nhẩm tính, và đánh giá lựa chọn deal “hời”. 


Vì quá tập trung và mải mê săn deal để tiết kiệm tiền, bạn có thể vô tình phung phí một tài sản quan trọng khác - thời gian. 


Có thể bạn quan tâm: An Cư Lạc Nghiệp: Liệu Có Lỗi Thời? 



5 Mẹo Giúp Bạn Mua Sắm Tiết Kiệm 

Trước khi vào phân tích, chúng ta cần làm rõ một vài điều thế này. 


Xét ở góc độ cá nhân, thì những món đồ bạn mua đều giúp ích cho mặt nào đó trong cuộc sống của bạn. Còn ở góc độ vĩ mô hơn, việc mua sắm đang đóng góp vào nền kinh tế nước nhà. Nên mua sắm nói chung, và mua hàng khuyến mãi nói riêng, thật ra không phải việc xấu. 


Điều quan trọng là làm sao để chúng ta kiểm soát chi tiêu hợp lý, mà không bị dẫn dắt bởi hiệu ứng tiết kiệm ảo của khuyến mãi. 



Lập danh sách món đồ bạn cần, trước khi mua sắm 


“Mua vì cần, đừng vì khuyến mãi” là nguyên tắc được giới thiệu và nhấn mạnh ở khắp các phương tiện đại chúng, như cách để bạn sống tối giản hơn, đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm hơn. 


Biết nguyên tắc là một chuyện, áp dụng nó lại là một chuyện khác. Vì khuyến mãi có thể khiến bạn tin rằng tất cả món đồ bạn thêm vào giỏ hàng đều rất thiết yếu cho cuộc sống của bạn. 


Cho nên, danh sách những món đồ bạn cần mua nên được lập ra trước khi bạn mua sắm ở cửa hàng hay online. Cách này giúp bạn tránh mua đồ vì khuyến mãi, và tự bào chữa cho độ cần thiết của nó. 


Có thể bạn quan tâm: Xác định mục tiêu tài chính - kim chỉ nam cho hành trình quản lý tài sản



Giới hạn ngân sách mua sắm 


Lập danh sách thôi chưa đủ, bạn nên lập ngân sách trước khi mua sắm. Cách này giúp bạn hạn chế việc vung tay quá trán, làm thâm hụt mức tiết kiệm mỗi tháng của mình. 


Một trong những phương pháp phổ biến là 50-30-20:


Như vậy thì phần mua sắm của bạn có thể thuộc ở khoản 50% và 30% thu nhập. Mẹo để quản lý tài chính hiệu quả hơn là hãy chia nhỏ các đầu mục chi tiêu, để bạn dễ dàng đặt ra mức giới hạn ngân sách cụ thể và khả thi cho mỗi lần mua sắm.  


Ví dụ, thu nhập của bạn đang là 20 triệu đồng/tháng. Nếu áp dụng nguyên tắc 50-30-20 thì bạn sẽ chi:


  • 10 triệu đồng (50% thu nhập) cho các nhu cầu thiết yếu. 
  • 6 triệu đồng (30% thu nhập) cho những sở thích. 
  • 4 triệu đồng (20% thu nhập) để tiết kiệm. 


Sau khi trừ hết các khoản chi (tiền thuê nhà, xăng xe, bảo hiểm, ăn uống,...), bạn có thể dành tối đa 3 triệu đồng/tháng để mua sắm. 


Cụ thể hóa mức giới hạn ngân sách mua sắm, giúp bạn kiểm soát tổng giá trị hóa đơn trước khi thanh toán, mà không bị ảnh hưởng bởi khuyến mãi hay rơi vào bẫy tín dụng


Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng thẻ tín dụng đúng để xây dựng điểm tín dụng và tiết kiệm tiền 



Giảm số món đồ ‘chờ’ trong giỏ hàng, về gần 0

“Mình chỉ lưu lại thôi, chứ đâu có mua.”, là suy nghĩ của nhiều người khi thêm vào giỏ hàng online. Tưởng là một hành động vô hại, nhưng lại hại vô cùng. 


Nó sẽ kích thích bạn ghé thăm giỏ hàng online của mình thường xuyên hơn, do hiệu ứng của chấm đỏ hiện số lượng đồ trong màn hình. Cùng lúc đó, khuyến mãi tạo thêm “động lực” cho bạn mua hàng, để hưởng mức giảm giá hấp dẫn. 


Nếu những món đồ nào bạn không cần mua ngay, thì không nên thêm chúng vào giỏ hàng. 



“Ngâm” ý định mua hàng trong 48 giờ 

Nếu bạn không thể loại bỏ món đồ nào ra khỏi giỏ hàng, vì thấy tất cả đều cần thiết? Mẹo ở đây là hoãn ý định mua hàng ít nhất 48 giờ đồng hồ. Sau đó, bạn sẽ dễ dàng loại ra các món đồ mình không cần mua. 


“Sau 48h thì hết khuyến mãi rồi còn đâu!”. Nếu suy nghĩ này xuất hiện, thì bạn đang bị vướng vào bẫy FOMO của các đợt sale rồi đó. 


Thực tế thì khuyến mãi có hầu như mỗi ngày, nên đừng lo lắng! Các sàn thương mại điện tử áp dụng những đợt sale, với lời kêu gọi như "Đầu tháng, mừng lương ê hề", "Giữa tháng, lương còn phủ phê", và "Cuối tháng, đón lương sắp về".


Để cạnh tranh với mua sắm online, các cửa hàng hay siêu thị cũng áp dụng những chính sách khuyến mãi xuyên suốt trong tháng, và quanh năm. 


Nên đừng để FOMO hối thúc bạn chi tiêu ngoài ngân sách. Áp dụng nguyên tắc 48h sẽ “làm nguội” ý định mua sắm của bạn! 



Tập thói quen tiết kiệm 

4 cách trên đang giúp bạn kiểm soát chi tiêu, thông qua việc giảm các mua sắm không cần thiết. 


Nhưng để tiết kiệm, bên cạnh việc giảm chi tiêu, bạn rất cần hình thành thói quen tiết kiệm thông qua việc tích lũy tiền đều đặn, và tối ưu nó bằng cách chọn công cụ có lợi nhuận cao.  


Từ đó, giúp bạn lập quỹ dự phòng, và đạt được các mục tiêu tài chính lớn như lập gia đình, mua nhà, nghỉ hưu… 


1Long là một Fintech app, giúp bạn đầu tư tích lũy an toàn và hiệu quả với mức lợi nhuận lên đến 8,5%/năm. Bạn có thể rút tiền bất kỳ lúc nào, mà không bị mất lợi nhuận. Cơ chế này giải quyết các vấn đề liên quan đến ràng buộc kỳ hạn của phương thức truyền thống, giúp bạn tích lũy với lợi nhuận tốt, và linh động với nguồn tiền của mình.


Trải nghiệm 1Long app tại đây.

Chia sẻ bài viết này trên:

Quản Lý Tài Chính

Quy tắc số 1 là không khi nào để mất tiền. Quy tắc số 2 là không khi nào quên Quy tắc số 1.

- Robert Louis Stevenson -

Đăng kí nhận các bài viết mới nhất từ 1Long

Đăng ký nhận bản tin không nhàm chán hàng tuần của chúng tôi về tiền tệ, thị trường, v.v

Bằng cách cung cấp email của mình, bạn đồng ý nhận thông tin liên lạc từ 1Long.